Searching...
Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

[Giải trí ] -Hành tinh Khỉ phần 1 - những điều để nhớ

Tháng 7 vừa qua có thể coi là sự “thống trị” của “Hành tinh Khỉ” phần 2, khi mà sau 3 năm mong đợi, người hâm mộ phần 1 mới được gặp lại một xã hội Khỉ mình từng yêu thích. Vì sao “Hành tinh Khỉ” lại khiến nhiều người say mê đến vậy? Điều đó chỉ có thể xuất phát từ những gì cực kỳ ấn tượng của phần 1 khi nó được đánh giá là bộ phim duy nhất đáng xem và đáng bỏ thời gian ra để tìm tòi và suy ngẫm vào tháng 8 năm 2011.


Bộ phim được đánh giá bằng công thức: Phim giải trí hành động + 1 thông điệp + 1 giá trị thặng dư của khoa học - triết học = 1 tác phẩm giải trí trí tuệ hoàn hảo. "Rise of the Planet of the Apes" là kết quả vừa vặn cho hằng đẳng thức này.

Tính giải trí hành động của phim thiết nghĩ: Không phải bàn. Ekip làm phim không cho khán giả thả lỏng thần kinh, bằng một chuỗi thắt nút sự kiện đòi hỏi một nhà biên kịch rất tốt và Rick Jaffa - Amanda Silver đã làm được điều này. Giá trị giải trí ở một đẳng cấp khác chính là khi bạn bước ra khỏi rạp chứ không phải lúc ầm ồ trước màn ảnh. Bộ phim này đã làm được điều đó.

Thông điệp: Ở bề mặt của tư tưởng, "Rise of the Planet of the Apes" không mang một thông điệp mới, và hẳn những người đã từng xem "Conquest of the Planet of the Apes" (1972) và series "Planet of the Apes" thì sẽ băn khoăn trước khi xem phim này. Tôi nghĩ thông điệp dễ hiểu nhất dành cho bộ phim : Đừng tàn ác với động vật, sâu hơn nữa là: come back home - the real home, the true home is our earth, real earth, true earth.

Đương nhiên, bất cứ bộ phim nào cũng đều mang ít nhất một thông điệp, dù là tệ nhất. Bên cạnh đó, bộ phim còn mang giá trị thăng dư của khoa học.

Nếu ai đã xem "Limitless" hay trước đó là "Source Code" sẽ hiểu điện ảnh hiện đại khi có cơ sở lý luận từ một ví dụ, dẫn chứng của khoa học nó sẽ là một món ăn mang nhiều hương vị. Người thích hành động vẫn phê, người hay suy ngẫm cũng thích.

"Rise of the Planet of the Apes" không hẳn chỉ nói về sự tiến hóa? Tuy nhiên, sau khi xem bộ phim này, khán giả rất nên tìm mua cuốn "Vượn trần trụi" của Desmond Morris đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt của nhà xuất bản Nhã Nam để hiểu nhiều hơn những gì thể hiện trong phim.

Nhờ sở hữu nền tảng cơ bản nghiên cứu về tinh tinh, bộ phim không bị ngây ngô trong các chi tiết và đặc biệt, nhân vật chính, con tinh tinh Ceasar được phát triển tính cách theo một trình tự logic thuần thục. Nghĩa là mọi hành động của nhân vật nằm trong luật Nhân - Quả và không bị áp đặt bởi đạo diễn.

Đây luôn là bài toàn khó cho tất cả các nhà biên kịch - đạo diễn. Rupert Wyatt đạo diễn của phim đã làm tốt điều này, đặc biệt khi anh khá trẻ (sinh năm 1972), mới nổi lên từ bộ phim "The Escapist" (2008). Thế nhưng bộ phim đã được đánh giá là một tác phẩm trí tuệ.

Nếu như đằng sau tất cả sự sảng khoái khi bước ra khỏi rạp, chúng ta có thể quên ngay bộ phim đó, cho dù nó thuộc hàng bom tấn, thì Rise of the Planet of the Apes đáng nhớ hơn với hình ảnh Người soi đuốc - vị trí lãnh đạo. Ẩn sâu trong bộ phim này, ta có thể thấy các hằng số chung cho con đường và những cột mốc chính của một vị lãnh tụ đưa đồng loại đến tự do một cách đầy đủ nhất.
Tuy nhiên, nếu chỉ vậy cũng chưa đủ để "Rise of the Planet of the Apes" đáng nhớ, đáng xem đến vậy. Cái mà bộ phim này khiến nhiều người say mê bởi sự nó phản ánh thế giới con người nhưng lại mượn loài vật, nửa gần gũi, nửa cách xa tưởng tượng với các yếu tố kể trên khiến khán giả thấy mình mà lại không phải là mình. Vậy cái xã hội ấy sẽ đi đến đâu, chính là điều mà người hâm mộ mong chờ để đẩy phần 2 của bộ phim đứng đầu bảng xếp hạng phim trong nhiều tuần liên tiếp với doanh số ấn tượng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Back to top!