Searching...
Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Cô gái quê Thanh Hóa sở hữu làn da trắng như tuyết và gương mặt xinh xắn vừa trở thành tân thủ khoa của trường Sân khấu Điện ảnh năm nay.

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua, Lương Huyền Thanh đã đạt số điểm 25,5 và trở thành thủ khoa đầu vào của trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm học 2004-2005. Bên cạnh thành tích học tập nổi bật, Huyền Thanh được nhắc tới như một hoa khôi của trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa, nơi cô theo học.

Tuy trong gia đình không có ai theo ngành nghệ thuật nhưng Huyền Thanh vẫn lựa chọn thi vào Điện ảnh bởi một suy nghĩ rất đơn giản: "Mình muốn được hóa thân thành các nhân vật và những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt mình thích thể loại và hình tượng vai diễn mà chị Song Hye Kyo thể hiện, kiểu hài hước và lãng mạn...".

Thật không khó cho Huyền Thanh để hóa thân vào những nhân vật xinh xắn. Bởi ngoài chiều cao lý tưởng 1m7, cô còn sở hữu gương mặt rất ăn hình và làn da trắng sứ, đẹp tự nhiên.

Không giống với các hot girl đang nổi, dù xinh đẹp nhưng Huyền Thanh lại khá giản dị. Không trang điểm cầu kì, không ăn mặc quá kiểu cách, Huyền Thanh thu hút người đối diện bằng vẻ đẹp tự tin và trong sáng. Cô cũng may mắn có được nụ cười rất duyên nhờ chiếc răng khểnh xinh xắn. Cùng với đó là sự hồn nhiên ở phong thái, tất cả đã giúp cô gái 9x có được một vẻ ngoài toàn diện và cuốn hút.

Cùng ngắm nhìn những hình ảnh nhí nhảnh, đáng yêu của nữ diễn viên điện ảnh tương lai:













[Giải trí ] -Gặp cô thủ khoa cao 1,7m xinh ngỡ ngàng

Cô gái quê Thanh Hóa sở hữu làn da trắng như tuyết và gương mặt xinh xắn vừa trở thành tân thủ khoa của trường Sân khấu Điện ảnh năm nay. T...

Một gara xe ở TP HCM hội tụ rất nhiều xe loại sang, hàng độc ở Việt Nam khiến dân chơi không khỏi ngỡ ngàng.


Thoạt nhìn, nhiều người ngỡ rằng mình đang được chiêm ngưỡng những chiếc xe tham gia trong một bộ phim tốc độ nào đó ở nước ngoài. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những chiếc biển số, người ta mới tin điều này hoàn toàn là sự thật ở VN.
Điểm đặc biệt của gara này là có tới 8 chiếc xe hạng sang với nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau cùng góp mặt.
Một chiếc xe bí ẩn được trùm mền, không rõ mặt.
Nổi bật trong các xe là 2 chiếc cực hiếm tại Việt Nam gồm Chevrolet Corvette C6 ZR1 mui trần và Alfa Romeo Spider mang biển tứ quý 9.

Cận chiếc Alfa Romeo Spider đỏ rực.
Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của mẫu xe thể thao nổi tiếng BMW Z4 hay mẫu xe bán tải Toyota Tacoma phiên bản 2 cửa hiếm khi bắt gặp ở Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, 2 chiếc xe đình đám khác đến từ nước Anh cũng có mặt là Bentley Mulsanne và Bentley Continental Flying Spur.

[Ô tô-Xe máy] -Ngỡ ngàng với gara toàn xe độc tại Việt Nam

Một gara xe ở TP HCM hội tụ rất nhiều xe loại sang, hàng độc ở Việt Nam khiến dân chơi không khỏi ngỡ ngàng. Thoạt nhìn, nhiều người ngỡ rằ...

(Khám phá) - Bị nhiễm phóng xạ, những sinh vật vốn rất bình thường đã biến thành "quái vật" vô cùng ghê rợn.

Kỳ nhông khổng lồ kỳ dị nghi bị nhiễm phóng xạ

Mới đây, người dân ở khu vực sông Kamo, Kyoto, Nhật Bản vừa phát hiện ra một con vật có hình thù vô cùng kỳ dị.
Theo thông tin từ Japan Today, con vật kỳ dị này thuộc họ kỳ nhông có màu nâu, dài khoảng 1,5m. Chú kỳ nhông này có đầu giống củ hành, đôi mắt tròn và sáng.


Kỳ nhông khổng lồ có vẻ ngoài kỳ dị ở Nhật Bản.

Được biết, đây là loại kỳ nhông rất quý hiếm và thường hoạt động vào ban đêm. Tuy nhiên, người dân địa phương lại cho rằng con vật này đã bị nhiễm phóng xạ nên mới có hình thù kỳ dị và ghê sợ như vậy.

“Thủy quái” mực dài 49m do phóng xạ?

Hình ảnh về thủy quái mực dài 49m này đã từng gây hoang mang dư luận đầu năm 2014. Mặc dù chỉ xuất hiện trên Twitter chưa đầy một ngày nhưng những thông tin về con mực khổng lồ do nhiễm phóng xạ hạt nhân đã lan nhanh.

Theo đó, người ta đã bắt gặp xác một con mực khổng lồ dài 49m trôi dạt vào bờ biển Santa Monica, bang California, Mỹ. Chủ nhân của thông tin là anh Butch Witt, Butch còn cho biết, con quái vật mực này sống ở khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, tỉnh Futaba, Nhật Bản, nhưng bị trôi dạt tới khu vực lục địa Mỹ. Do sống trong môi trường nhiễm phóng xạ nên mực mới trở nên to đột biến như vậy.


“Thủy quái” mực dài 49m do phóng xạ.

Không chỉ vậy, tác giả Butch Witt còn đưa ra phát ngôn chính thức của bà Cynthia Beard, Quản lý công viên Santa Monica về việc chuyển sinh vật đột biến khổng lồ này tới Viện nghiên cứu Scripps để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, truyền thông xác minh lại thông tin và cho biết không có bất kỳ con mực khổng lồ nào trôi dạt vào bờ biển Santa Monica, nhiều người chỉ ra hình ảnh con vật trên là sản phẩm của Photoshop. Song song đó, vẫn có ý kiến trái ngược tin rằng "thủy quái" mực bị nhiễm phóng xạ vẫn đang tồn tại.

Một trường hợp tương tự vào tháng 10/2013, người ta có ghi nhận được xác một con mực Architeuthis Dux, dài 10m trôi dạt vào bờ biển khu vực Cantabria, Tây Ban Nha. Ông Enrique Talledo là một trong những nhân chứng đầu tiên phát hiện và chụp lại được những hình ảnh chân thực nhất về con quái vật biển sâu này.

Chuột nhiễn phóng xạ khổng lồ tấn công Iran

Đầu năm 2013, tờ Times (Anh) đưa tin cục môi trường Tehran (Iran) đang phải điều các đội lính bắn tỉa đi tiêu diệt những con chuột khổng lồ chạy loạn khắp 26 quận của thành phố.

Những con chuột này được xem là kẻ thù mới của Iran. Chúng to lớn khác thường, một số con nặng tới 4,5 kg chạy tràn lan trên Vali Asr, đại lộ chia ranh giới bắc – nam của Tehran với hàng dài nhà hàng cùng cửa hàng thức ăn nhanh.

Thuốc diệt chuột hầu như không còn tác dụng và 10 đội lính bắn tỉa cùng súng trường, trang bị ống ngắm hồng ngoại được triển khai vào ban đêm để diệt chuột.

“Chúng tôi dùng thuốc diệt chuột vào ban ngày và cử lính bắn tỉa đi tuần tra vào đêm. Diệt chuột đã trở thành cuộc chiến” – ông Mohammad Hadi Heydarzadeh, người đứng đầu Cục Môi trường Tehran, nói.


Chuột nhiễn phóng xạ khổng lồ tại Iran.

Ông Ismail Kahram, một giáo sư đại học kiêm cố vấn môi trường cho hội đồng thành phố Tehran nhận định dường như những con chuột bị biến đổi gen, nhiều khả năng là hậu quả của chất phóng xạ và hóa chất thử nghiệm trên chúng.

“Chúng to hơn trước nhiều và trông khác lạ. Từ 60 gram, chúng vọt lên gần 5 kg, đây là những biến đổi thường chỉ xảy ra sau hàng triệu năm tiến hóa. Giờ đây mèo còn nhỏ hơn chúng và tỏ ra sợ hãi” – ông Kahram nói.

Các tay súng bắn tỉa đã giết khoảng 2.205 con chuột. Xác chúng bị đốt hoặc chôn rồi rắc vôi.

Cá khổng lồ bị đột biến vì phóng xạ từ Chernobyl

Mới đây, một người câu cá tại Nga vừa cho đăng tải lên trang blog cá nhân hình ảnh anh vật lộn để bắt được một con cá da trơn có kích cỡ “khủng” gần Chernobyl. Người này tin con vật đã bị đột biến phóng xạ nên mới có kích cỡ lớn như vậy.

Con cá được câu ở khu vực thành phố Pripyat (Ukraine), loài cá này còn có tên Borka. Khu vực Pripyat gần biên giới với Belarus, được thành lập từ năm 1970 và đã bị bỏ hoang từ năm 1986 cho đến nay sau thảm họa Chernobyl.


Cá khổng lồ bị đột biến vì phóng xạ từ Chernobyl.

Khu vực trên cũng bị đưa vào giới hạn nguy hiểm vì bị nhiếm phóng xạ nặng. Những loài hải sản bắt được tại khu vực này đều bị cấm sử dụng làm thực phẩm.

Tuy nhiên, dạo gần đây, người câu cá thường mạo hiểm mạng sống tìm đến nơi này để câu được những con cá có kích thước “khủng. Nhiều người tin rằng chính phóng xạ đã làm loài cá nơi đây đột biến và to bất thường.

Bướm Fukushima biến đổi gen do nhiễm phóng xạ

Các nhà khoa học cho biết đã họ phát hiện thấy những dấu hiệu về biến đổi gen trong ba thế hệ các loài bướm ở khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản.


Bướm Zizeeria maha ở Fukushima bình thường (phải) và bị đột biến.

Theo nghiên cứu nêu trên, khoảng 12% loài bướm xanh đã có những thay đổi về cánh và mắt.

Ông Joji Otaki, Trợ lý Giáo sư tại Đại học Ryukyu ở Okinawa, cho biết đã bắt giữ nhiều loại côn trùng ở cách khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima và 18% trong số những loài này đã gặp những vấn đề tương tự.

Các nhà nghiên cứu cũng đã thu thập khoảng 240 con bướm ở Fukushima hồi tháng Chín năm ngoái, sáu tháng sau thảm họa. Theo ông Otaki, tỷ lệ bất bình thường được ghi nhận là 52%.

Ông Otakia cho biết tỷ lệ phóng xạ cao trong những con côn trùng có thể bắt nguồn từ thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima tác động lên môi trường cũng như có trong các loại thức ăn.


[KH-CN] -Ảnh rùng rợn của những “quái vật” khổng lồ

(Khám phá) - Bị nhiễm phóng xạ, những sinh vật vốn rất bình thường đã biến thành "quái vật" vô cùng ghê rợn. Kỳ nhông khổng lồ kỳ...

Để được làm trưởng ca bảo vệ, Khí nảy sinh ý định hủy hoại tài sản của công ty mình đang làm bảo vệ trong ca trực của anh Diện. Mục đích làm anh Diện bị kỷ luật, Ký sẽ được lên chức.


Các bị cáo trước vành móng ngựa.

Nguyễn Văn Khí được Công ty CP Dịch vụ bảo vệ Sao Vàng phân công làm bảo vệ tài sản cho Công ty TNHH Công nghiệp KYB Việt Nam. Theo đó, Khí được phân công làm bảo vệ mục tiêu Lô 110 - 112 cùng anh Diện, anh Minh.

Ngày 12/1/2014, anh Minh bỏ vị trí và ngủ trong ca trực nên Công ty CP Dịch vụ bảo vệ Sao Vàng kỷ luật, đình chỉ công tác. Sau đó, công ty này phân công anh Diện làm trưởng ca. Cảm thấy sự phân công ấy không thỏa đáng, Khí không phục. Bởi Khí cho rằng mình phải là người được chọn thế chân anh Minh.

Để được làm trưởng ca bảo vệ, Khí nảy sinh ý định hủy hoại tài sản của công ty mình đang làm bảo vệ trong ca trực của anh Diện. Mục đích làm anh Diện bị kỷ luật, Ký sẽ được lên chức.

Khoảng 2h30’ ngày 14/1/2014, Khí vào phòng máy camera an ninh ở tầng 2 khu văn phòng lấy 2 đầu thu mang ra ngoài đặt sát hàng rào trụ sở công ty. Sau đó, Khí gọi điện cho Bùi Đức Chính nhờ vả. Khí bảo với Chính: “Mày đến công ty KYB vứt cho tao cái đầu thu tao vừa tháo ở công ty xuống sông Hồng”. Chính đồng ý và lấy điện thoại gọi cho cho Bùi Văn Trường, cháu họ của Chính đi cùng.

Đến nơi, được Khí dùng đèn pin chỉ điểm chỗ cất hai đầu thu camera, Chính và Trường đến lấy. Sau đó Chính và Trường mang hai đầu thu này ra sông Hồng vứt. Được biết hai chiếc đầu thu này được Hội đồng định giá tài sản định giá 10 triệu đồng.

Phát hiện mất tài sản, công ty KYB đã báo công an. Khí không ngờ hành vi nông nổi của mình đã phá tan giấc mộng trưởng ca bảo vệ đồng thời khiến Khí và hai người bạn vướng vào vòng lao lý.

Với những hành vi trên, HĐXX tuyên phạt Khí, Chính, Trường, mỗi bị cáo 6 tháng tù (bằng đúng thời gian tạm giam) về tội “Hủy hoại tài sản” đồng thời tuyên trả tự do ngay tại tòa.


[Pháp luật ] -Phá tài sản công ty để nhòm ngó chức Trưởng ca bảo vệ

Để được làm trưởng ca bảo vệ, Khí nảy sinh ý định hủy hoại tài sản của công ty mình đang làm bảo vệ trong ca trực của anh Diện. Mục đích làm...

ANTĐ - Ngày 29-7, lục quân Mỹ đã tiếp nhận chiếc máy bay trực thăng vận tải CH-47F Chinook cải tiến đầu tiên theo hợp đồng trị giá 4 tỷ USD ký với tập đoàn Boeing năm 2013.

Buổi lễ tiếp nhận đã diễn ra tại cơ sở sản xuất của Boeing tại thị trấn Ridley thuộc bang Pennsylvania, sớm hơn dự kiến đúng 1 tháng.

Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, ông Steve Parker, phó chủ tịch, kiêm giám đốc điều hành chương trình "Trực thăng vận tải và H-47" cho biết: “Việc bàn giao này đã chứng minh cam kết của Boeing đối với khách hàng, nhằm cung cấp loại máy bay hiện đại, đa năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai của lục quân".

Hồi tháng 6-2013, lục quân Mỹ đã ký với Boeing một hợp đồng trị giá 4 tỷ USD mua 155 chiếc máy bay trực thăng CH-47F Chinook và lựa chọn mua thêm 60 chiếc nữa. Dự kiến, số máy bay này sẽ được bàn giao từ nay cho đến hết năm 2019.



Trực thăng CH-47 Chinook của lục quân Mỹ

Là phiên bản nâng cấp của mẫu D (CH-47D), trực thăng CH-47F Chinook được trang bị các động cơ và hệ thống điện tử hàng không cải tiến, bao gồm hệ thống kết cấu điện tử hàng không chung (CAAS) của Rockwell Collins và hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số hiện đại (DAFCS) của BAE System cũng như một hệ khung máy bay nâng cấp.

Phiên bản nâng cấp này còn được tích hợp một hệ thống nâng hạ hàng hóa mới để có thể định dạng lại sàn máy bay một cách nhanh chóng, giúp dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ vận tải và cứu thương khác nhau.

Dòng trực thăng vận tải hạng nặng Chinook được lục quân Mỹ sử dụng rộng rãi cho các nhiệm vụ tấn công đường không, vận tải, tải thương và yểm trợ tại chiến trường Afghanistan. Chúng còn là lực lượng nòng cốt cho các hoạt động chiến đấu, hậu cần và nhân đạo của 18 quốc gia khác trên toàn thế giới.

Đức Hùng
Theo UPI


[Kinh tế] -Lục quân Mỹ tiếp nhận trực thăng CH-47F Chinook cải tiến đầu tiên

ANTĐ - Ngày 29-7, lục quân Mỹ đã tiếp nhận chiếc máy bay trực thăng vận tải CH-47F Chinook cải tiến đầu tiên theo hợp đồng trị giá 4 tỷ USD ...

(Ngoisao.vn) - Mặc dù trải qua hai vòng thi catsing tại Hà Nội, TP.HCM và sắp tới là Đà Nẵng, nhưng trong vai trò BGK, Hà Anh đã trở thành nhân vật chính khơi nguồn cảm hứng cho nhiều thí sinh đam mê trở thành người mẫu chuyên nghiệp.


Hà Anh đảm nhiệm vai trò Ban giám khảo cuộc thi tìm kiếm người mẫu lớn nhất thế giới

Không chỉ ngồi ghế nóng Ban giám khảo cuộc thi người mẫu lớn nhất thế giới, Hà Anh còn được ban tổ chức mời làm nhân vật “khơi nguồn cảm hứng” cho các “chân dài” tham gia cuộc thi. Cô luôn xuất hiện với nguồn năng lượng tràn đầy để hoàn thành tốt vai trò của mình.




Hà Anh luôn xuất hiện với phong thái tự tin và nguồn năng lượng tràn đầy

Siêu mẫu Hà Anh cho biết: “Sở dĩ tôi có thể đảm nhiệm tốt vai trò truyền lửa cho thí sinh vì tôi cũng từng là các bạn, một cô gái trẻ có ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình. Mọi trải nghiệm đối với tôi, dù ở thị trường quốc tế hay trong nước đều mang lại cho tôi rất nhiều kỹ năng, trải nghiệm thú vị, và tôi luôn mong muốn được truyền cảm hứng cho các em, những cô gái trẻ đầy tiềm năng”.




Siêu mẫu cũng chính là người khơi gợi nguồn cảm hứng cho các thí sinh tại cuộc thi

Chính vì vậy, vị Hà Anh cũng nhận được nhiều tình cảm quý mến từ các thí sinh của cuộc thi. Chân dài Lại Thanh Hương chia sẻ: “Hồi xưa, tôi từng rất ghét chị ấy vì ức chế đã loại tôi ra khỏi một cuộc thi. Tuy nhiên khi nhìn lại, tôi thấy mình còn nhiều thiết sót. Sau một năm tôi lại thích chị Hà Anh hơn, khi gặp trực tiếp không ống kính, máy quay, rất đời thường, chị khiến tôi ngạc nhiên vì tôi chưa từng gặp ai như thế. Nhất là qua cách giao tiếp đầy tự tin, đậm chất quyến rũ, nữ tính và chân thành”.





Hà Anh được biết đến như một chân dài quyến rũ
cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp

Trải qua hai vòng casting cuộc thi “Elite Model Look Việt Nam” ở khu vực miền Bắc và miền Nam, Hà Anh cũng cho biết không khí cạnh tranh của cuộc thi dường như nóng lên khi những nhân tố tiềm năng đã "xuất hiện" tại hai thành phố này. Thí sinh Hà Nội có chiều cao nổi trội hơn, tuy nhiên thí sinh ở TP.HCM lại có sự đầu tư và chăm chút qua phong cách trình diễn. Cô cũng rất mong đợi được gặp gỡ các thí sinh ở Đà Nẵng và Cần Thơ, bởi "nhân tài" có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu. Ngoài ra, Hà Anh cũng động viên thí sinh hãy thật “dũng cảm” với ước mơ và niềm đam mê cháy bỏng để trở thành người mẫu chuyên nghiệp.






Hà Anh đẹp ở mọi góc nhìn với gu thời trang đa dạng,
vừa gợi cảm, quyến rũ nhưng cũng không kém phần thanh lịch, nữ tính

Theo đó, sau vòng thi casting ở bốn tỉnh thành, cuộc thi sẽ chính thức công bố các thí sinh được lọt vào vòng bán kết. Sau vòng bán kết, ban giám khảo sẽ chọn ra 20 thí sinh xuất sắc tham gia vào đêm chung kết. Các thí sinh sẽ được trải qua 10 ngày tập huấn với siêu mẫu Hà Anh và ê kíp quốc tế của giám đốc sáng tạo Henri Hubert. Qua đó, cuộc thi sẽ là cơ hội cho các thí sinh bộc lộ khả năng, cũng như Ban giám khảo chấm điểm tố chất, tiềm năng và sự phát triển của từng thí sinh, đáp ứng theo yêu cầu khắt khe từ chuẩn mực quốc tế.




Hà Anh cùng BTC sẽ có mặt tại Đà Nẵng vào ngày 02/8,
để tìm kiếm những gương mặt thí sinh xuất sắc

Vào ngày 02/8 tới, Hà Anh sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thí sinh với hai vị giám khảo uy tín là giám đốc sáng tạo Henri Hubert và bà Nguyễn Thị Thúy Nga – TGĐ Elite Việt Nam đến Đà Nẵng, để tuyển chọn thí sinh xuất sắc ở khu vực miền Trung.


[Văn hóa] -Siêu mẫu Hà Anh “truyền lửa” cho thí sinh Elite Model Look

(Ngoisao.vn) - Mặc dù trải qua hai vòng thi catsing tại Hà Nội, TP.HCM và sắp tới là Đà Nẵng, nhưng trong vai trò BGK, Hà Anh đã trở thành n...

Sáng 31.7 tại Hà Nội, UBND và LĐLĐ TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương DN - doanh nhân tiêu biểu và “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” năm 2014.


Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải (thứ 2 từ trái sang), tặng hoa cho các cá nhân được nhận bằng "Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô"

Tham dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Doan - UVTƯ Đảng, Phó Chủ tịch nước; ông Nguyễn Thế Thảo – UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN cùng các đồng chí lãnh đạo của các bộ, ban, ngành TƯ.

Hội nghị đã biểu dương và tặng cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua” cho 22 đơn vị; tặng bằng khen cho 91 tập thể, 99 cá nhân và đặc biệt là bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” cho 121 CNVCLĐ thủ đô.

Cùng với các phong trào thi đua trong khối doanh nghiệp – doanh nhân trên địa bàn thành phố, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” do LĐLĐ thành phố khởi xướng đã được đông đảo CNVCLĐ hưởng ứng.

Năm 2014, đã có hàng vạn sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học của CNVCLĐ được áp dụng làm lợi kinh tế hàng trăm tỉ đồng. Cụ thể, có 13.920 cá nhân được tặng danh hiệu “sáng kiến, sáng tạo” cấp cơ sở; 1.075 cá nhân được tặng danh hiệu “sáng kiến, sáng tạo” cấp trên cơ sở. Từ đó, hội đồng tư vấn đã xét và trình UBND TP quyết định công nhận và cấp bằng “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” cho 121 CNVCLĐ.


[Xã hội] -Hà Nội biểu dương doanh nghiệp – doanh nhân tiêu biểu và “sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” năm 2014

Sáng 31.7 tại Hà Nội, UBND và LĐLĐ TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương DN - doanh nhân tiêu biểu và “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” năm 20...

KTĐT - Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Báo cáo “Việt Nam 2030”.

Theo Thông báo kết luận, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học - xã hội Việt Nam trao đổi, thống nhất với Ngân hàng Thế giới (WB) về bố cục, nội hàm, nội dung các chuyên đề của Báo cáo, hoàn thành vào đầu tháng 8 năm 2014; tổ chức Hội thảo về xây dựng Báo cáo “Việt Nam 2030” trong nửa đầu tháng 8 năm 2014; trao đổi, thống nhất lộ trình xây dựng Báo cáo, bảo đảm hoàn thành Báo cáo trước tháng 5 năm 2015.
Báo cáo “Việt Nam 2030” là Báo cáo do WB tài trợ và phối hợp với Chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm đánh giá quá trình quá trình phát triển của Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới; xác định những cơ hội, thách thức mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt, từ đó nghiên cứu, định hình một kịch bản phát triển cho Việt Nam trong giai đoạn tới. Việc phối hợp xây dựng Báo cáo giữa Chính phủ Việt Nam và WB đã được công bố tại cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch WB Jim Yong Kim trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam ngày ngày 17/7 vừa qua.

[Xã hội] -Xây dựng Báo cáo “Việt Nam 2030”

KTĐT - Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Báo cáo “Việt Nam 2030”. ...

(PetroTimes) - Ngày 29/7, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã gửi văn bản 5631/UBND-XGGT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai giai đoạn II Dự án hệ thống đường ống dẫn nước sạch từ Sông Đà về Hà Nội.

Về tổng thể Dự án hệ thống cấp nước

Dự án được Bộ Xây dựng thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 53/BXD-TTr ngày 03/9/2003, trong đó: tổng công suất thiết kế là 600.000m3/ngđ chia làm 02 giai đoạn mỗi giai đoạn 300.000m3/ngđ, 02 tuyến truyền dẫn có đường kính D1500-D1800, chủ đầu tư là Tổng công ty Vinaconex thực hiện theo hình thức đầu tư BOO và được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số 1285/CP-CN ngày 24/9/2003.

Giai đoạn I có công suất 300.000m3/ngđ, tổng kinh phí khoảng hơn 1.500 tỷ đồng đã được Tổng công ty Vinaconex triển khai các thủ tục đầu tư, khởi công ngày 24/4/2014 và hoàn thành, khai thác từ tháng 4/2009.

Tại văn bản số 6408/VPCP-ĐMDN ngày 16/9/2009, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc với đề nghị của Tổng công ty Vinaconex mời các đối tác góp vốn thành lập Công ty cổ phần để quản lý, vận hành, khai thác Dự án nước sông Đà, trong đó các đối tác là công ty nhà nước phải cùng với Vinaconex giữ cổ phần chi phối của Công ty này; Hội đồng quản trị Vinaconex quyết định việc chuyển giao Dự án nước sông Đà cho Công ty Cổ phần theo quy định hiện hành. Tổng công ty Vinaconex đã thành lập Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco).

Công ty cổ phần Viwasupco đã thực hiện thủ tục trình và được UBND tỉnh Hòa Bình cấp chứng nhận đầu tư số 25121000252 cho Dự án (bao gồm cả hai giai đoạn đầu tư) ngày 17/11/2010 và được điều chỉnh chứng nhận đầu tư 03 lần vào các ngày: 29/11/2010, 05/7/2013,29/7/2013. Nhà đầu tư được xác định trong các chứng nhận đầu tư này là Viwasupco.

Hiện tại lượng nước được cấp về Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 220.000m3/ngày đêm, chiếm khoảng 30% tổng lượng nước thương phẩm của thành phố, góp phần cung cấp đáng kể nhu cầu nước sạch của nhân dân Thủ đô. Việc cung cấp nước được thực hiện theo phương thức các đơn vị cấp nước sạch của Thành phố ký kết hợp đồng với đơn vị sản xuất là Viwasupco, lượng nước cấp theo đồng hồ tại điểm cuối tuyến ống trên đường vành đai 3; sau đó, các công ty nước sạch của Thành phố cung cấp nước cho nhân dân theo giá quy định.


Hiện trường điểm vỡ ống nước DN1500.

Việc sự cố vỡ đường ống nước giai đoạn 1 và chuẩn bị đầu tư tuyến ống giai đoạn 2

Thời gian gần đây tuyến truyền dẫn cấp nước giai đoạn 1 từ Nhà máy nước sông Đà về Thành phố Hà Nội đã nhiều lần gặp sự cố vỡ ống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Nguyên nhân và trách nhiệm để xảy ra sự cố vỡ đường ống truyền tải nước sông Đà đã được Bộ Xây dựng giám định và kết luận tại Thông báo số 15/TB-BXD ngày 4/7/2014.

Khi xảy ra sự cố, UBND Thành phố đã khẩn trương kiểm tra, chỉ đạo các sở, ngành chức năng của Thành phố, Tổng Công ty Vinaconex, Công ty Viwasupco thực hiện các giải pháp khắc phục sự cố (thông báo số 148/TB-VP ngày 16/7/2014), trong đó yêu cầu: Tổng Công ty Vinaconex triển khai các biện pháp về vận hành và đảm bảo an toàn để không xảy ra sự cố đường ống, chủ động xây dựng phương án kịp thời khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất và thông báo để các đơn vị kinh doanh nước sạch và nhân dân biết; kịp thời phối hợp với Công ty nước sạch Hà Nội để điều tiết việc cung cấp nước sạch đối với các địa bàn bị ảnh hưởng.

Sở Xây dựng chỉ đạo các Công ty nước sạch phối hợp chặt chẽ, có các giải pháp phù hợp để kết nối mạng, điều chỉnh thời gian cung cấp nước, điều chỉnh áp lực trên mạng, cung cấp kịp thời bằng các hình thức khác đối với khu vực khó khăn… bảo đảm việc cung cấp nước sạch cho nhân dân.

Cùng với việc chỉ đạp khắc phục sự cố, UBND Thành phố đã giao các cơ quan chức năng nghiên cứu 2 phương án đầu tư tuyến ống số 2:

Phương án 1 Tổng Công ty Vinaconex khẩn trương đầu tư tuyến ống số 2 theo quy hoạch, Thành phố mua nước sạch tại điểm cuối là đường vành đai 3.

Phương án 2, trong trường hợp Tổng công ty Vinaconex không đủ năng lực tài chính và không thể huy động vốn để đầu tư tuyến ống, Thành phố sẽ mua nước sạch của Tổng Công ty tại Hòa Lạc và Thành phố sẽ giao cho Công ty nước sạch Hà Nội phối hợp với các doanh nghiệp khác để thu hút xã hội hóa đầu tư tuyến ống; trong đó nghiên cứu làm đường ống khẩn cấp từ quốc lộ 21 về đường vành đai 3, sử dụng ống thép hoặc ống gang đường kính 700-1000mm, khái toán khoảng 1.000 tỷ đồng, thời gian thi công nhanh nhất khoảng 6 tháng.

Trong quá trình Thành phố đang nghiên cứu các phương án xây dựng đường ống truyền dẫn bảo đảm cung cấp ổn định nước sạch cho nhân dân, ngày 4/7/2014, Bộ Xây dựng ban hành thông báo kết luận giám định số 15/TB-BXD; trong đó yêu cầu Tổng Công ty Vinaconex “nhanh chóng triển khai việc đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch giai đoạn II, đảm bảo cung cấp nước cho địa bàn Thành phố Hà Nội theo quy hoạch”; đề nghị UBND Thành phố Hà Nội “hỗ trợ và chỉ đạo Tổng công ty Vinaconex triển khai đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch giai đoạn II trong thời gian nhanh nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nước sạch và phát triển đô thị. Trường hợp Công ty Vinaconex chậm trễ việc đầu tư tuyến ống giai đoạn II thì cần chủ động chỉ đạo giao đơn vị khác thực hiện đầu tư lắp đặt tuyến ống”.

Cùng với chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Tổng công ty Vinaconex đã đề nghị với UBND thành phố được triển khai tuyến ống số 2 bằng nguồn vốn của công ty và vốn huy động (vốn ngoài ngân sách), đồng thời cam kết về tiến độ thời gian, chất lượng công trình (các văn bản số 0773/2014 ngày 22/4/2014 và số 0001464/2014/CV-ĐT ngày 15/7/2014).

Để khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của sự cố vỡ đường ống nước đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về cung cấp nước sạch của nhân dân Thủ đô ngày càng tăng, trên cơ sở đề nghị của Bộ Xây dựng tại Thông báo số 15/TB-BXD ngày 4/7/2014 và đề nghị, cùng cam kết của Tổng Công ty Vinaconex, UBND Thành phố thống nhất với đề nghị của Bộ Xây dựng để Tổng Công ty Vinaconex tiến hành lập dự án đầu tư Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông giai đoạn II (bằng nguồn vốn của công ty, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 315/TTg-CN ngày 21/02/2006) theo quy hoạch và quy trình đầu tư theo quy định; trong đó khẩn trương đầu tư tuyến đường ống truyền dẫn số 2 đoạn từ QL21 về đường vành đai 3 thành phố Hà Nội.

Tổng Công ty Vinaconex thực hiện đúng cam kết với UBND thành phố về tiến độ, khởi công trước tháng 9/2014, cung cấp nước sạch cho nhân dân trong nội đô và một số khu vực ngoại thành dọc theo đại lộ Thăng Long trong mùa hè năm 2015. Việc đầu tư giai đoạn 2 cần rút kinh nghiệm của giai đoạn 1 trong các khâu từ khảo sát, thiết kế, lựa chọn công nghệ, thi công, giám dát dự án và quản lý vận hành khai thác bảo đảm chất lượng, an toàn về kỹ thuật. Thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối của thành phố trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện dự án bảo đảm kỹ thuật, chất lượng, an toàn và tiến độ.

Đồng thời UBND thành phố Hà Nội cũng giao các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Quy hoạch Kiến trúc và các sở, ngành, địa phương liên quan xác định việc triển khai tuyến đường ống số 2 là công việc cấp bách của Thành phố và có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện và kiểm tra, giám sát để Tổng công ty Vinaconex khẩn trương đầu tư xây dựng, hoàn thành tuyến đường ống số 2 trong thời gian nhanh nhất, chất lượng tốt nhất.

Việc UBND thành phố Hà Nội thống nhất để Tổng công ty Vinaconex triển khai giai đoạn 2 là có cơ sở:

(1) Đây là một trong các giải pháp để khắc phục sự cố vỡ ống nước giai đoạn 1 mà trách nhiệm thuộc về Vinaconex. Để kịp thời cung cấp ổn định nước sạch cho nhân dân.

(2) Thực hiện theo đúng chủ trương và quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Văn bản số 1285/CP-CN ngày 24/9/2003 của Chính phủ về việc cho phép đầu tư xây dựng Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông; Văn bản số 315/TTg-CN ngày 21/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ: Giao chủ đâùtư Vinaconex xem xét, tính toán quyết định đầu tư xây dựng tuyến ống thứ 2 trên cơ sở bảo đảm hiệu quả đầu tư chung cho Dự án cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông; Quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước THủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013, trong đó công suất cấp nước cho Thủ đô Hà Nội từ nguồn nước sông Đà phải đáp ứng để cấp nước cho Thành phố là 300.000m3/ngđ vào năm 2015 và 600.000m3/ngđ vào năm 2020).

(3) Vinaconex cam kết tự bỏ vốn đầu tư đảm bảo tiến độ thời gian, (Ngân sách Thành phố không phải đầu tư), trình tự, thủ tục về đầu tư triển khai nhanh nhất đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân. (4) Đảm bảo sự đồng bộ của cả dự án do Vinaconex làm chủ đầu tư gồm nhà máy và tuyến ống, sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư và vận hành, sử dụng sau này.

Các kiến nghị, đề xuất

UBND Thành phố đang tập trung chỉ đạo các cơ quan của Thành phố và Tổng công ty Vinaconex thực hiện các giải pháp khắc phục sự cố đường ông nước giai đoạn 1 đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân và triển khai giai đoạn 2 của dự án (Theo đúng nội dung Văn bản số 315/TTg-CN ngày 21/02/2006 của Thủ tướng Chinh phủ) trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo đúng quy định và quy hoạch.

Tuy nhiên, ngày 29/7/2014, Tổng công ty Vinaconex báo cáo UBND Thành phố việc cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến sự cố vỡ đường ông nước (giai đoạn 1). Do vậy, việc Tổng công ty Cổ phần Vinaconex triển khai giai đoạn 2 của dự án phải được xem xét cụ thể về năng lực, các điều kiện để thực hiện dự án và quy định của pháp luật.

Trường hợp Vinaconex không được phép tiếp tục triển khai dự án, UBND Thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND Thành phố thực hiện các cơ chế đặc thù, chỉ đạo Công ty nước sạch Thành phố triển khai dự án trong thời gian sớm nhất và theo đúng quy định, kịp thời cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân.

Trong thời gian này , UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty CP Vinaconex, Công ty CP Viwasupco đảm bảo an toàn khai thác tuyến ống nước số 1, kịp thời khắc phục nhanh nhất sự cố nếu tiếp tục xảy ra. Sở xây dựng chủ trì, kiểm tra, chỉ đạo các công ty nước sạch của Thành phố thực hiện các biện pháp điều tiết nguồn nước, vận hành mạng lưới cấp nước đảm bảo cấp nước ổn định cho nhân dân Thủ đô.

P.V


[Nhà đất] -Hà Nội báo cáo thế nào với Thủ tướng?

(PetroTimes) - Ngày 29/7, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã gửi văn bản 5631/UBND-XGGT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai giai...

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 của Ủy ban an ninh hàng không dân dụng Quốc gia diễn ra ngày 28/7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng bàn đến một việc quan trọng, mà theo ngôn ngữ của ông là xóa bỏ tư duy bao cấp và thay đổi bản chất quản lý trong kinh doanh hàng không.


“Làm anh cả khó lắm anh Minh ạ”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói với ông Phạm Ngọc Minh – Tổng giám đốc Vietnam Airlines rất chân thành. Ông nói thêm rằng, anh cả không phải là to hơn, có quá trình kinh doanh lâu hơn mà ở sự cư xử. Ý của Bộ trưởng là với vị trí là Hãng hàng không quốc gia, thì Vietnam Airlines phải dẫn dắt ngành hàng không, phải dẫn đầu ngành hàng không để xứng đáng là ông anh cả. Bộ trưởng không ngại khi nói thẳng ra rằng, Vietnam Airlines “đì” Vietjet.

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Và để có được sự thay đổi thì không còn cách nào khác là phải cổ phần hóa càng sớm càng tốt. Độc quyền, bao cấp sẽ cầm chân phát triển và điều đó sẽ không tốt cho hãng máy bay cũng như cho toàn xã hội.
Sự ra đời của một số hãng hàng không tư nhân, dù có hãng sập tiệm, có hãng tồn tại, nhưng bước đầu đã xóa bỏ được độc quyền, hành khách được đi máy bay với giá rẻ hơn. Vietnam Airlines có đối thủ cạnh tranh cho nên phải đổi mới, phục vụ hành khách tốt hơn, giá cả phù hợp hơn. Cạnh tranh lành mạnh luôn tạo ra môi trường tốt cho cả hai bên. Triết lý kinh doanh hiện đại gọi là Win – Win (hai bên cùng thắng).
Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt ra vấn đề cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ độc quyền, nhưng ông còn quyết liệt hơn khi nói rằng phải cổ phần hóa. Mấy chục năm nay, Vietnam Airlines đóng góp rất lớn, những đóng góp đó là cơ sở cho sự trưởng thành của ngành hàng không hiện nay. Thế giới biết đến Việt Nam cũng một phần nhờ vào hình ảnh của hãng hàng không Vietnam Airlines trên khắp địa cầu.
Tuy nhiên, giai đoạn phát triển mới cần có sự thay đổi, hay nói đúng hơn là lột xác. Dù muốn dù không, chiếc áo nhà nước mà Vietnam Airlines mặc bao nhiêu năm nay đã quá cũ kỹ, chật hẹp, cần phải thay chiếc áo mới. Cơ chế bao cấp của nhà nước và độc quyền kinh doanh đã làm xơ cứng tư duy và kìm nén sự năng động. Cho nên, cổ phần hóa là quá cần thiết.
Không cổ phần hóa, thì dù nói hay cách mấy, cũng khó tạo ra được niềm tin về sự cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Vietnam Airlines là “cục cưng” của nhà nước thì các hãng khác không thể có chỗ đứng bình đẳng trong bầu trời này.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ ra sự không công bằng trong cạnh tranh nếu như ông anh cả Vietnam Airlines còn “đì” những thằng em sinh sau nở muộn như Vietjet Air. Nhưng để cho ông anh cả cư xử hào sảng với em út thì không thể vận động bằng lời, mà phải tạo ra một sân chơi bình đẳng.
Và xin thưa, một bên là doanh nghiệp nhà nước, một bên là doanh nghiệp tư nhân thì đến bao giờ mới có sự bình đẳng?
Theo Dân trí Video đang được xem nhiều

[Kinh tế] -Bộ trưởng Thăng nói về cạnh tranh bình đẳng

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 của Ủy ban an ninh hàng không dân dụng Quốc gia diễn ra ngày 28/7, Bộ trưởng Bộ Giao thông...

(ĐTCK) Hai đặc điểm nổi bật của các DN có tên trong TOP 10 báo cáo thường niên (BCTN) tốt nhất năm 2014 đó là duy trì được phong độ trong cuộc bình chọn BCTN mấy năm qua và kết quả kinh doanh của từng DN là nổi bật trong ngành.


Sự trùng hợp ngẫu nhiên này (Cuộc bình chọn BCTN không chấm trên quy mô và hiệu quả của DN, chỉ chấm theo các tiêu chí đánh giá tuân thủ quy chuẩn công bố thông tin và minh bạch) gợi liên tưởng rằng, sự minh bạch song hành với hiệu quả của các chủ thể sẵn sàng minh bạch. ĐTCK xin điểm hiệu quả hoạt động của 10 DN vừa được vinh danh để cùng cảm nhận vấn đề này.


CTCP Sữa Việt Nam (VNM): VNM có thị phần hơn 50% trong ngành sữa Việt Nam, là công ty có giá trị vốn hóa lớn thứ 2 trên TTCK với tổng giá trị lên đến 5,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trước thuế đạt 31% trong 5 năm trở lại đây. Năm 2013, VNM có kết quả ấn tượng với doanh thu 31.586 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.534 tỷ đồng, số điểm bán lẻ của VNM trên toàn quốc là hơn 224.000 điểm. Công ty đã đưa ra 21 sản phẩm mới cho thị trường nội địa và 3 sản phẩm mới cho thị trường xuất khẩu.

Quý I/2014, VNM đạt 7.678 tỷ đồng doanh thu, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013; lợi nhuận sau thuế đạt 1.394 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm. Tính đến cuối quý I/2014, tổng tài sản của Vinamilk tăng gần 400 tỷ đồng lên mức 23.264 tỷ đồng.


CTCP Dược Hậu Giang (DHG): DHG công bố lãi ròng hợp nhất quý II/2014 đạt 153,6 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ 2013; lũy kế 6 tháng đầu năm nay tăng 12%, đạt mức 272 tỷ đồng. Năm 2014, DHG đặt kế hoạch doanh thu 3.880 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 686 tỷ đồng. Như vậy, 6 tháng đầu năm, Công ty đã thực hiện được 44% doanh thu và 49% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

DHG đặt kế hoạch giai đoạn 2014 - 2018 sẽ tăng tốc doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu trong năm 2005 - 2016 sẽ tăng trưởng 17%, 3 năm tiếp theo tăng 16% và đạt 7.400 tỷ đồng vào năm 2018. Tương ứng, lợi nhuận trước thuế tăng 6% trong 2 năm 2014-2015, sau đó tăng 14 - 19%, đạt 1.184 tỷ đồng vào năm 2018.


Tập Đoàn Bảo Việt (BVH): BVH có sự tăng trưởng ổn định về doanh thu và lợi nhuận qua nhiều năm. Năm 2013, BVH thực hiện được 17.096 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, lợi nhuận sau thuế 1.138 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 1.104 tỷ đồng.

Quý I/2014, BVH công bố doanh thu hợp nhất trong kỳ của Tập đoàn đạt 4.468 tỷ đồng, tăng 15% so với quý I/2013. Kết quả lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BVH tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, lên 539 tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch năm 2014. Riêng công ty mẹ đạt 297 tỷ đồng lãi trước thuế, tương đương 26% kế hoạch năm.


CTCP Chứng Khoán Sài Gòn (SSI): SSI là CTCK lớn nhất TTCK Việt Nam, có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 ấn tượng với lãi sau thuế đạt hơn 70% kế hoạch năm. Cụ thể, doanh thu quý II đạt 489 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty mẹ SSI đạt doanh thu 871 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng, tương ứng tăng 134%. Trong đó, hoạt động môi giới đóng góp 114 tỷ đồng (chiếm 13%), hoạt động tự doanh đóng góp 509 tỷ đồng (chiếm 58%). Lợi nhuận trước thuế tăng hơn gấp đôi, từ 248 tỷ đồng lên 597 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 482 tỷ đồng.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP): IMP cũng như nhiều DN ngành dược đầu tư chiều sâu cho chất lượng đều gặp khó khăn với Thông tư 01. Cả năm 2013, doanh thu trên kênh ETC của IMP giảm 30%, 6 tháng đầu năm 2014, kênh này đã giảm gần 54%. Vì vậy, trước mắt việc chuyển hướng thị trường, tập trung mọi nguồn lực phát triển kênh OTC (nhà thuốc) là điều tất yếu đối với IMP và nhiều công ty dược khác. Quyết tâm của toàn đội ngũ IMP đã giúp thị trường OTC đạt mức tăng trưởng kỷ lục 42% năm 2013 và trên 38% trong 6 tháng đầu năm 2014.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, nhờ những nỗ lực kiểm soát và tiết kiệm chi phí, tuy tổng doanh thu và thu nhập chỉ đạt 37,7% kế hoạch năm (377 tỷ đồng/1.000 tỷ đồng), nhưng lợi nhuận trước thuế IMP đạt gần 46% kế hoạch năm (55 tỷ đồng/120 tỷ đồng).


Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD): năm 2013, PVD đạt doanh thu 14.867 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.291 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.883 tỷ đồng. Năm 2014, PVD đặt kế hoạch doanh thu 13.700 tỷ đồng, LNTT 2.150 tỷ đồng, LNST 1.650 tỷ đồng. Quý I/2014, PVD đạt 4.322 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 36% cùng kỳ 2013, lãi ròng đạt 596 tỷ đồng, tăng 42% và bằng 35% kế hoạch năm.
CTCP Chứng khoán TP. HCM (HCM): Quý II/2014, HCM đạt doanh thu 196,96 tỷ đồng, tăng 37%, lợi nhuận sau thuế 94 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ 2013. Lũy kế 6 tháng, HCM đạt 423,4 tỷ đồng doanh thu, lãi sau thuế 215 tỷ đồng.

Năm 2013, HCM đứng đầu về thị phần môi giới với thị phần chung của hai sàn là 12,2%, đạt doanh thu 634,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 282 tỷ đồng. HCM cũng không ngần ngại công bố lợi nhuận tự doanh đến từ đầu tư vào các chứng chỉ quỹ như VFMVF1, VFMVF4, PRUBF1 và MAFPF1. HCM đã mua vào khi thấy giá của chúng bị chiết khấu 15 - 25% trên giá trị tài sản ròng và sau đó bán lại cho các quỹ.


Tổng Công ty Phân Bón và hóa chất dầu khí – CTCP (DPM): mục tiêu năm 2014 của DPM là sản xuất và tiêu thụ 800.000 tấn Đạm Phú Mỹ, 46 triệu bao bì. Doanh thu kế hoạch là 8.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.384 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.219 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2014 là 25%.

6 tháng đầu năm 2014, DPM ước đạt 5.050 tỷ đồng tổng doanh thu, lợi nhuận 660 tỷ đồng, lần lượt đạt 58% và 51% kế hoạch năm. Hiện DPM vẫn giữ thị phần 40% trên cả nước về sản phẩm Đạm Phú Mỹ. Cổ phiếu DPM được giới đầu tư ưa chuộng với nhiều năm trả cổ tức cao từ 30-50% bằng tiền mặt.


CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS): BVS là gương mặt mới trong TOP 10 BCTN năm nay. Công ty có doanh thu quý II/2014 là 73 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2013. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2014, lãi trước thuế của BVS tăng 8% lên mức 61,25 tỷ đồng, tương đương 68% kế hoạch năm (90 tỷ đồng). Lãi sau thuế của BVS trong 6 tháng đạt 61,25 tỷ đồng. Năm 2013, thu nhập trên cổ phiếu (EPS) của Công ty đạt 1.188 đồng, tăng 10,9% so với năm 2012 và là 1 trong 5 CTCK có hệ số EPS cao nhất trên thị trường.
CTCP FPT (FPT): 6 tháng đầu năm, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 15.211 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2013; lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn đạt 1.227 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2013; lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 790 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2013. Kết thúc 6 tháng đầu năm, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.298 đồng.

Khi DN minh bạch thông tin, DN sẽ tạo dựng được niềm tin với nhà đầu tư, với cổ đông. Lẽ đương nhiên, khi được công chúng tin tưởng và ủng hộ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn lên.

Giải thưởng BCTN tốt nhất không có hiện kim cho các DN được vinh danh, nhưng qua từng năm, Ban Tổ chức (Sở GDCK TP. HCM, Báo ĐTCK) cùng nhà tài trợ độc quyền Dragon Caipital và các đối tác (Sở GDCK Hà Nội, IFC, ACCA) đã dành tâm huyết khích lệ sự minh bạch của các DN, của TTCK. Sự minh bạch sẽ giúp xã hội phân bổ đúng nguồn lực, buộc các chủ thể yếu kém phải lộ diện và đào thải, tạo cơ hội cho các chủ thể lành mạnh hoạt động tốt hơn và phát triển bền vững hơn.

Phan Hằng

[Kinh tế] -Soi hiệu quả kinh doanh của 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất

(ĐTCK) Hai đặc điểm nổi bật của các DN có tên trong TOP 10 báo cáo thường niên (BCTN) tốt nhất năm 2014 đó là duy trì được phong độ trong cu...

 
Back to top!