Searching...
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Ngày 27.3, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐTBXH), Tổ chức Atlantic Philanthropies tổ chức cuộc họp thường niên Dự án Phát triển nghề CTXH tại VN và mô hình Trung tâm CTXH năm 2014. Cuộc họp đánh giá những kết quả đã được trong năm 2013, đề ra nhiệm vụ, hoạt động trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Trọng Đàm, đã tới dự và chỉ đạo cuộc họp.


Nhu cầu dịch vụ CTXH ngày càng gia tăng Dự án Hỗ trợ phát triển nghề CTXH tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014 được Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐTBXH) thực hiện với 4 nội dung chính, gồm: Nâng cao nhận thức nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về nghề CTXH; tạo ra môi trường để các cán bộ CTXH thảo luận, tăng cường cơ hội hợp tác; cải thiện mạng lưới dịch vụ bảo trợ và phúc lợi xã hội tại cộng đồng; nâng cao năng lực của Bộ LĐTBXH trong vận động và thu hút sự tham gia của các bên liên quan.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đánh giá cao kết quả đạt được của dự án, đặc biệt là việc xây dựng khuôn khổ pháp lý liên quan tới nghề CTXH; củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và đội ngũ nhân lực ngành; đào tạo và phát triển nghề CTXH; hỗ trợ hình thành Hiệp hội nghề CTXH chuyên nghiệp và phát triển mạng lưới hiệp hội nghề CTXH; triển khai truyền thông về nghề CTXH.


Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Trọng Đàm
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh dự án quan tâm tới công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về nghề CTXH, tăng cường đào tạo nhân lực ngành CTXH, rà soát và bổ sung văn bản…Bên cạnh đó, dự án cần tập trung vào công tác tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống các Trung tâm CTXH. Theo ông Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐTBXH) - cả nước hiện có trên 30 trung tâm CTXH cấp tỉnh, trong đó số cán bộ nhân viên đang làm việc là gần 800 người. Năm 2014, nhiều tỉnh, thành đã chủ động xây dựng Đề án thành lập Trung tâm CTXH như: Bình Phước, Lào Cai, Hà Nam, Phú Yên…Đồng thời, dự án cũng hỗ trợ xây dựng mới 5 Trung tâm CTXH tại Điện Biên, Cần Thơ, Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.

Năm 2013, dự án đã triển khai được nhiều hoạt động trong việc hỗ trợ phát các Trung tâm CTXH: Nâng cấp, chuyển đổi các cơ sở bảo trợ xã hội thành Trung tâm CTXH tại Bến Tre, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Cao Bằng, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu.


Bên cạnh những việc đã triển khai, dự án còn gặp nhiều khó khăn như khuôn khổ pháp lý về nghề CTXH còn chưa phát triển; công tác phối hợp liên ngành trong lĩnh vực CTXH còn chậm chễ, chưa đạt hiệu quả cao; các điều kiện, chế độ đãi ngộ cho cán bộ trong ngành còn thấp; trình độ và số lượng nhân lực ngành còn ít; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở CTXH chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế… Theo thạc sĩ Tô Đức - Trưởng phòng CTXH, Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTBXH - năm 2014, dự án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2014 đề ra nhiều mục tiêu hoạt động: Phát triển bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề CTXH thành văn bản chính thức, đánh giá hỗ trợ kỹ thuật các trung tâm CTXH cấp tỉnh, hỗ trợ nhân lực các trung tâm tham dự các khóa tập huấn nghiệp vụ quản lý trung tâm CTXH tại nước ngoài, hoàn thiện chế độ lương và phụ cấp nghề CTXH… Cùng ngày, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) tổ chức Cuộc họp thường niên về Hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí năm 2013. Cuộc họp đề ra kế hoạch triển khai năm 2014, cụ thể: Tăng cường hợp tác giữa các cấp lãnh đạo và quản lý; tăng cường hệ thống quản lý, chăm sóc phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí; xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần thí điểm tại Thanh Hóa, Bến Tre.

[Xã hội-Lao Động] - Tăng cường phát triển nghề công tác xã hội

Ngày 27.3, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐTBXH), Tổ chức Atlantic Philanthropies tổ chức cuộc họp thường niên Dự án Phát triển nghề CT...

(ĐSPL) - “Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Tôi đồng tình và sẵn sàng hợp tác báo cáo để làm rõ sự việc”.

Đó là ý kiến của ông Lê Mạnh Hùng – Cựu Thứ trưởng Bộ GTVT, một trong 3 lãnh đạo thuộc Bộ GTVT đã nghỉ hưu được Bộ GTVT yêu cầu báo cáo xung quanh nghi án nhận hối lộ hơn 80 triệu yen Nhật ở ngành đường sắt Việt Nam.


Cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng. (Ảnh: GTVT).
Trao đổi với phóng viên Đời sống và Pháp luật chiều 27/3, ông Hùng cho biết, thông tin trên một số báo cho rằng ông phải “giải trình” liên quan đến nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen của nhà thầu JTC (Nhật Bản) là chưa chính xác. Bộ chỉ yêu cầu ông “phối hợp báo cáo” các công việc liên quan đến dự án mà ông đã chỉ đạo trong thời gian đương nhiệm.Ông Hùng cho biết, dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội được giao cho Tổng công ty Đường sắt VN làm chủ đầu tư, Bộ chỉ quản lý về mặt nhà nước. Lãnh đạo Bộ muốn ký tá, hay muốn xem xét phê duyệt, quyết định vấn đề gì đó của dự án đều phải trên cơ sở các tờ trình, đề xuất của các cục, vụ hoặc các ý kiến nêu ra trong cuộc họp về dự án chứ Bộ cũng không thể tự ý được vì đã phân cấp.“Tổng công ty Đường sắt phải đệ trình dự án để các Cục, các Vụ thẩm định, xem xét theo đúng các quy định, quy phạm. Chứ mình Bộ không tự ý làm được đâu vì đây là vốn nước ngoài, phải được sự thông qua của các cơ quan khác” – ông Hùng nói.


Một loạt các dự án đường sắt có JTC tham gia sẽ bị thanh tra.
Về việc chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh LaThăng để nhanh chóng làm sáng tỏ nghi án tham nhũng chấn động ngành đường sắt những ngày qua, ông Lê Mạnh Hùng chia sẻ: “Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Dĩ công vi thượng – Tôi đồng tình và sẵn sàng hợp tác báo cáo để làm rõ sự việc”.Trước đó, như báo Đời sống và Pháp luật đã đưa tin, sau việc một số quan chức ngành đường sắt bị tạm dừng công việc để làm báo cáo, ngày 26/3, Bộ GTVT tiếp tục có văn bản yêu cầu 3 quan chức đã nghỉ hưu và 7 cán bộ đương nhiệm làm báo cáo, giải trình liên quan đến các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội.Trong một diễn biến khác, ngày 25/3, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cùng đoàn lãnh đạo đã có mặt tại Nhật Bản để làm rõ hơn về thông tin Công ty Tư vấn giao thông JTC (Nhật Bản) đưa hối lộ khoảng gần 16 tỷ đồng cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam. VIỆT HƯƠNG

[Xã hội-Đời sống & Pháp luật] - Nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen: Cựu Thứ trưởng GTVT lên tiếng

(ĐSPL) - “Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Tôi đồng tình và sẵn sàng hợp tác báo cáo để ...

Sáng 26/3, Đoàn Tổng công ty XDCTGT 6 đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đoàn Tổng công ty (23/3/1984 – 23/3/2014) và trao tặng kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho 120 đại biểu là cán bộ Đoàn Tổng Công ty các thời kỳ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho hơn 500 đoàn viên, thanh niên.


Các thế hệ đoàn gặp mặt nhân kỷ niệm 30 năm thành lập đoàn Cienco 6

Các thế hệ cán bộ Đoàn đã cùng ôn lại truyền thống 83 năm xây dựng và trưởng thành của Đoàn TCNS Hồ Chí Minh, chặng đường 30 năm rèn luyện, cống hiến và trưởng thành của Đoàn Tổng công ty.

Thay mặt BCH Đảng bộ Tổng công ty, đồng chí Nguyễn Văn Thanh – Bí thư Đảng ủy Tổng công ty đã đọc thư gửi thanh niên ngành Giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng, phát biểu chúc mừng và trao tặng bức trướng cho Đoàn Tổng Công ty với dòng chữ “Tuổi trẻ Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 phát huy truyền thống xung kích – tình nguyện – năng động – sáng tạo”.


Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Thanh trao bức trướng cho Đoàn Cienco 6 như một lời nhắn gửi đến thế hệ trẻ của Tổng công ty

Tại buổi lễ, 4 đồng chí là lãnh đạo đơn vị, cán bộ đoàn, nguyên cán bộ Đoàn Tổng công ty đã vinh dự nhận Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”, 14 tập thể và 24 cá nhân nhận bằng khen của Trung ương Đoàn, cờ thưởng và giấy khen của Thành đoàn.

Nguyên Lê


[Xã hội-Báo GTVT] - Cienco 6 họp mặt thủ lĩnh các thế hệ đoàn 30 năm qua

Sáng 26/3, Đoàn Tổng công ty XDCTGT 6 đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đoàn Tổng công ty (23/3/1984 – 23/3/2014) và tr...

(TNO) Sáng 27.3, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, UBND TP.HCM, Đài truyền hình Việt Nam và các đơn vị tài trợ công bố chương trình đi bộ từ thiện nhân kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18.4) với chủ đề "Chung bước yêu thương-Trao niềm hy vọng".


Họp báo giới thiệu về chương trình

Tại buổi họp báo, bà Hoàng Thị Diệu Tuyết, Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam cho biết, mục đích của chương trình là đồng hành cùng người khuyết tật trong hoạt động xã hội, tiếp tục khẳng định sự hòa nhập của người khuyết tật và tạo niềm tin giúp người khuyết tật xây dựng cuộc sống hòa nhập với cộng đồng, tri ân các tổ chức, cá nhân đã từng tham gia chia sẻ...

Dự kiến, có khoảng 15 ngàn người trực tiếp tham gia chương trình này, từ các tổ chức xã hội, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và quần chúng nhân dân, trong đó có 500 người khuyết tật và 300 trẻ mồ côi.

Tin, ảnh: Cao Hoàng Nam


[Xã hội-Thanh Niên] - Đi bộ nhân kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam

(TNO) Sáng 27.3, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, UBND TP.HCM, Đài truyền hì...

Chiều 27/3, tại Hà Nội, đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã hội đàm với đoàn đại biểu cấp cao Cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc do ông Kim Young-Ho, Tổng Thư ký dẫn đầu, nhân dịp đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam.



Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào nhấn mạnh đây là cơ hội quý báu để hai bên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra; thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác và hiện thực hóa những mục tiêu hợp tác trong Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai cơ quan.

Bên cạnh đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào mong muốn hai bên sẽ rà soát, đánh giá, sửa đổi bổ sung thỏa thuận hợp tác giữa hai cơ quan đồng thời mời ngài Chủ tịch Cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc sang thăm, làm việc và ký lại thỏa thuận hợp tác với Thanh tra Chính phủ Việt Nam vào đầu năm 2015.

Tổng Thư ký Cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc Kim Young-Ho bày tỏ vui mừng được đến thăm và làm việc tại Việt Nam nhân kỷ niệm 10 năm hai cơ quan ký biên bản ghi nhớ hợp tác (2004-2014).

Chia sẻ kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra ở Hàn Quốc, ông Kim Young-Ho khẳng định đây là cơ hội tốt nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai cơ quan thanh tra cho tương xứng với quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc.

Hai bên đã dành nhiều thời gian thảo luận về phương hướng thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới và việc triển khai các khóa đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ ngành thanh tra Việt Nam tại Hàn Quốc, trong đó nội dung đào tạo bao gồm các kỹ năng, nghiệp vụ công tác thanh tra; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.../.

[Xã hội-Vietnam Plus] - Việt Nam-Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm về thanh tra

Chiều 27/3, tại Hà Nội, đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã hội đàm với đoàn đại biểu cấp cao Cơ quan Thanh tra và Kiểm toán Hàn Q...

VOV.VN - Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Tây Ban Nha.

Chiều tối nay (27/3), tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp thân mật Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Tây Ban Nha Josse Manuel Garcia Margallo đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước hoan nghênh chuyến thăm của ngài Bộ trưởng tới Việt Nam, chuyến thăm khẳng định mối quan hệ chiến lược tốt đẹp giữa 2 nước. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Tây Ban Nha.


Chủ tịch nước tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Tây Ban Nha

Chủ tịch nước cho rằng, thời gian qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 bên có bước tiến nhanh chóng nhưng tiềm năng còn rất lớn. Việc Tây Ban Nha phê chuẩn sớm Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước nói riêng và với khu vực EU nói chung.

Chủ tịch nước cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng là cánh cửa để Tây Ban Nha thâm nhập vào thị trường rộng lớn của ASEAN, nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập vào năm 2015. Trên tinh thần đối tác chiến lược, Chủ tịch nước đề nghị hai bên cần triển khai tích cực các hoạt động cụ thể thông qua Ủy ban liên chính phủ và các cơ chế hiện có để thúc đẩy hơn nữa kinh tế thương mại giữa 2 nước.

Cảm ơn Tây Ban Nha ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Chủ tịch nước tin rằng, 2 bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Gửi lời thăm hỏi thân thiết tới Nhà vua và lãnh đạo Tây Ban Nha, Chủ tịch nước mong muốn Nhà vua Tây Ban Nha sẽ sang thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Tây Ban Nha Josse Manuel Garcia Margallo cảm ơn sự đón tiếp trọng thị mà Chủ tịch nước và các bộ ngành Việt Nam dành cho Đoàn. Ngài Bộ trưởng cho biết, cùng với các lãnh đạo ngoại giao còn có đội ngũ các doanh nghiệp tham gia đoàn với mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Nhấn mạnh mối quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước, Ngài Bộ trưởng cho rằng, hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác chính trị với việc trao đổi đoàn cấp cao và các cấp. Về hợp tác kinh tế hiện vẫn chưa tương xứng tiềm năng và mối quan hệ giữa 2 nước, do đó, ngài Bộ trưởng đề nghị hai bên cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào thị trường của nhau, cũng như thâm nhập vào thị trường khu vực ASEAN và EU.

Bộ trưởng Josse Manuel Garcia Margallo khẳng định sẽ thúc đẩy EU sớm phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam./.

Hoàng Dũng/VOV


[Xã hội-VOV Online] - Mối quan hệ chiến lược tốt đẹp Việt Nam-Tây Ban Nha

VOV.VN - Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Tây Ban Nha. Chiều tối nay (27/3), tại Phủ Ch...

(TNO) Lãnh đạo của cái gọi là “TP.Tam Sa” vừa ngang nhiên tuyên bố sẽ đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.


Trung Quốc đang tăng cường động thái nhằm hợp lý hóa “TP.Tam Sa”.- Ảnh: AFP

Cụ thể, Tân Văn xã dẫn lời “Phó thị trưởng TP.Tam Sa” Trương Canh hôm 26.3 nhấn mạnh trong năm nay sẽ nghiên cứu việc thúc đẩy xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở đá Vành Khăn và đá Chữ Thập.

Ông Trương còn ngang nhiên công bố trong năm 2013, “giới chức TP.Tam Sa” đã thành lập ban công tác và ban quản lý Nhóm đảo Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và các ban dân cư ở Đảo Bắc, bãi Xà Cừ (thuộc Hoàng Sa), và bãi đá Vành Khăn.

Cũng trong năm 2013, “giới chức Tam Sa” đã thành lập cái gọi là đội thuyền chấp pháp tổng hợp, xử lý 79 thuyền “vi phạm”, trong đó có 45 thuyền nước ngoài”. Tân Văn Xã không nói rõ đó là thuyền của nước nào.

Chưa hết, ông Trương còn tuyên bố trong năm nay sẽ tăng cường mức độ chấp pháp bảo vệ quyền lợi tổng hợp trên biển”.

Đó là những động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm hợp lý hóa “TP.Tam Sa” mà nước này ngang nhiên lập ra hồi tháng 7.2012 để tự cho mình có quyền quản lý cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Văn Khoa


[Xã hội-Thanh Niên] - Trung Quốc ngang nhiên thúc đẩy xây dựng chính quyền ở Trường Sa

(TNO) Lãnh đạo của cái gọi là “TP.Tam Sa” vừa ngang nhiên tuyên bố sẽ đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quần đảo Trường Sa thuộ...

Ngay Su pham Canh Buom 2014: Di sau vao “bep nuc” giao vien tieu hoc

Sau chuỗi Ngày Sư phạm Cánh Buồm tập trung vào việc xem xét quan điểm tổng quát xây dựng nền giáo dục hiện đại được tổ chức trong nửa cuối năm 2013, năm nay hoạt động này sẽ trở lại và đi sâu vào công việc bếp núc của giáo viên tiểu học.

Các chủ đề chính sẽ được thảo luận tại chuỗi Ngày Sư phạm Cánh Buồm 2014 bao gồm: Phân phối chương trình từng môn Tiếng Việt, Văn, Lối sống; cách tổ chức tự học từng bài, với những tiết học mẫu; và cách tổ chức kiểm tra, đánh giá quy trình học tập, hướng đến việc bãi bỏ thi cử.
Bên cạnh đó, người tham dự vẫn có dịp quay về những quan điểm tổng quát để làm sáng tỏ những chi tiết mang tính bếp núc của nhà giáo dục trong lĩnh vực giáo dục tiểu học.

Trong buổi sinh hoạt mở màn của năm nay vào ngày 15/3 tới, Nhóm Cánh Buồm sẽ cùng cử tọa thảo luận về năng lực và cách tạo năng lực cho học sinh, ứng dụng vào môn học Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, đặc biệt là Tiếng Việt lớp Một.

Từ khi bắt tay vào biên soạn và cho ra mắt bộ sách giáo khoa tiểu học Cánh Buồm (những bộ môn xã hội và nhân văn), Nhóm Cánh Buồm luôn nỗ lực đưa phương pháp tự học – tự giáo dục đến với đông đảo công chúng, đặc biệt là các bậc phụ huynh, các giáo viên và sinh viên sư phạm.

Trong năm 2013, với tài trợ của Cà phê Trung Nguyên và tạp chí Tia Sáng, Nhóm Cánh Buồm đã tổ chức sáu Ngày Sư phạm với nhiều chủ đề khác nhau, tập trung vào việc trao cho các em phương pháp học trong các lĩnh vực ngôn ngữ học (để tự học tiếng Việt), nghệ thuật (để tự học một ngữ pháp nghệ thuật), đạo đức (để tự học một lối sống đồng thuận) ngay từ bậc Tiểu học.

Thông tin chi tiết:

Thời gian: 15:00 – 17:00, thứ Bảy, ngày 15/3

Địa điểm: Cà phê Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng

Chủ đề: Tạo năng lực Tiếng Việt cho học sinh lớp Một

Diễn giả: Nhà giáo Phạm Toàn và các thành viên Nhóm Cánh Buồm.

[Giáo dục -Báo Tia sáng] - Ngày Sư phạm Cánh Buồm 2014: Đi sâu vào “bếp núc” giáo viên tiểu học

Sau chuỗi Ngày Sư phạm Cánh Buồm tập trung vào việc xem xét quan điểm tổng quát xây dựng nền giáo dục hiện đại được tổ chức trong nửa cuối n...

(BVPL) - Sếp tuyển trợ lý, qua ba vòng có 2 người được lọt vào chung kết, sếp trực tiếp thẩm vấn từng người một.

- Cậu có thể tự nói về mình?

- Dạ, em 27 tuổi, tiến sĩ kinh tế.

- Trẻ thế mà đã là tiến sĩ à?

- Dạ vâng, mà em bảo vệ tiến sĩ bên Mỹ chứ không phải trong nước đâu ạ!

- Thế thì tiếng Anh cậu nói như tiếng mẹ đẻ ấy nhỉ?

- Dạ, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật em cũng thông thạo ạ.

- Thế tiếng “Dạ”, cậu có thạo không?

- Là tiếng gì đấy anh?

- Thôi cậu đi tìm việc chỗ khác nhé.

Người thứ hai tiếp theo đi vào:

- Dạ, em kính chào anh ạ, anh trông rất đẹp trai, thông minh, tài ba ạ!

- Cậu có thể tự nói về mình?

- Dạ, em 30 tuổi, học đại học tại chức kinh tế.

- Tiếng Anh thế nào?

- Dạ, em có bằng C tiếng Anh nhưng lõm bõm được vài chữ ạ!

- Thế cậu có giỏi tiếng “Dạ” không?

- Dạ - gọi dạ bảo vâng, cái này thì em thông thạo lắm ạ!

- Tốt, cậu sẽ làm trợ lý cho tôi.

- Dạ!

Lão Phích


[Giáo dục -Báo BVPL] - Tuyển trợ lý

(BVPL) - Sếp tuyển trợ lý, qua ba vòng có 2 người được lọt vào chung kết, sếp trực tiếp thẩm vấn từng người một. - Cậu có thể tự nói về m...

Không cần dao kéo thẩm mỹ, các chàng trai cô gái ai nấy đều đẹp dần lên sau khi thành sinh viên.

Mới đây, dân mạng Trung Quốc hào hứng trước loạt ảnh thú vị cho thấy sự thay đổi rõ nét của các bạn học sinh cấp ba sau khi thành sinh viên.

Loạt ảnh so sánh trước và sau này được nhiều người sôi nổi bàn tán. Nhiều bạn lý giải, hầu hết mọi người đều như "lột xác" là nhờ tâm lý được giải phóng khỏi gánh nặng thi đại học, dần biết cách trang điểm, làm đẹp và quan tâm đến các mối quan hệ xã hội hơn. Bên cạnh đó, góc chụp và phần mềm chụp ảnh ngày càng "lừa tình" hiện nay cũng giúp nhiều bạn đẹp lung linh mà chẳng cần đụng dao kéo.


Cô bạn này như biến thành hot girl chỉ trong 3 năm.


Nữ sinh với cặp kính cận, mái tóc ngắn đơn giản thời cấp ba trở nên đẹp như người mẫu ảnh khi bước chân lên giảng đường.


Trang điểm, nhuộm tóc, tỉa lông mày, đeo lens... khiến các cô gái xinh lên trông thấy.


Chắc bạn học cũ không ai nhận ra được cô bạn kính cận mũm mĩm này nữa.


Dáng vẻ khác một trời một vực của thời học sinh và sinh viên.


Nhiều bạn nữ từ quê lên đại học nhanh chóng học được cách đầu tư cho bản thân.


Có ai tin đây là cùng một người không?


Nếu biết tỉa tót một chút và am hiểu nghệ thuật chụp ảnh tự sướng thì thành hot boy mấy hồi.


Nữ sinh cấp ba thường để tóc đen tự nhiên, cắt ngắn hoặc buộc gọn trong khi sinh viên điệu đà hơn với đủ kiểu tóc uốn nhuộm duỗi.

Kiểu tóc, cách trang điểm và ăn mặc góp phần quan trọng tạo nên hot girl.

Xem tiếp

Thiên Thảo
Ảnh: QQ


[Giáo dục -iOne.net] - 'Vịt hóa thiên nga' sau khi vào đại học

Không cần dao kéo thẩm mỹ, các chàng trai cô gái ai nấy đều đẹp dần lên sau khi thành sinh viên. Mới đây, dân mạng Trung Quốc hào hứng trư...

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức tuyển dụng 55 chỉ tiêu vào làm việc tại các đơn vị trực thuộc.

Tiêu chuẩn chung đối với tất cả các chức danh: là công dân Việt Nam, tuổi đời không quá 35 tuổi, đủ sức khỏe, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự…và không thuộc các trường hợp cấm đăng ký dự tuyển theo quy định.

Chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể các chức danh:

* 33 Biên tập viên tiếng Anh.

- Tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành tiếng Anh hoặc có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng Anh ở Việt Nam hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ IELTS đạt từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL (paper test) từ 550 trở lên.

- Chứng chỉ tin học văn phòng.


* 06 Biên tập viên tiếng Trung Quốc.

- Tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành tiếng Trung Quốc hoặc có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng Trung Quốc ở Việt Nam.

- Chứng chỉ tin học văn phòng.

* 06 Chuyên viên Marketing.

- Tốt nghiệp Đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành: Marketing, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Quan hệ công chúng.

- Tiếng Anh trình độ B trở lên. Chứng chỉ tin học văn phòng.

* 03 Kỹ sư (Công nghệ thông tin).

- Tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành Công nghệ thông tin.

- Tiếng Anh trình độ B trở lên.

* 01 Kỹ sư (Điện) làm việc tại TP.Đà Nẵng.

- Tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành Điện.

- Tiếng Anh trình độ B trở lên. Chứng chỉ tin học văn phòng.

* 04 Kỹ thuật viên (Điện), trong đó 02 chỉ tiêu làm việc tại TP.Hồ Chí Minh.

- Tốt nghiệp Trung cấp trở lên, chuyên ngành Điện.

- Tiếng Anh trình độ A trở lên. Chứng chỉ tin học văn phòng.

* 02 Kỹ thuật viên (Công nghệ thông tin), trong đó 01 chỉ tiêu làm việc tại TP.Đà Nẵng.

- Tốt nghiệp Trung cấp trở lên, chuyên ngành Công nghệ thông tin.

- Tiếng Anh trình độ A trở lên.

Hồ sơ dự tuyển:

- Đơn xin dự tuyển (theo mẫu) ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, ghi rõ chức danh đăng ký dự thi.

- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật (dán ảnh 4 x 6 cm) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

- Bản sao giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân, các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của từng chức danh dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;

- Giấy chứng nhận sức khỏe tại cơ sở y tế cấp quận, huyện trở lên trong 6 tháng tính đến thời điểm nhận hồ sơ và các giấy tờ xác nhận ưu tiên (nếu có);

- 02 phong bì dán tem (ghi rõ địa chỉ liên lạc) và 02 ảnh 4 x 6 cm, hồ sơ đựng trong phong bì cỡ 25 x 32 cm.

Thời gian nhận hồ sơ:

- Người dự tuyển trực tiếp nộp hồ sơ tại trụ sở Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam, số 5, Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội từ ngày 25/3/2014 đến 26/3/2014 trong giờ hành chính.

- Đối với trường hợp ở xa có thể gửi hồ sơ dự tuyển theo đường bưu điện (tính theo dấu bưu điện);

- Lệ phí dự tuyển 260.000đồng/thí sinh.

Hồi 09 giờ 00, ngày 04/4/2014 Hội đồng tuyển dụng Thông báo danh sách các thí sinh đủ điều kiện dự thi và tổ chức gặp mặt các thí sinh tại trụ sở Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam, số 5, Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội để phổ biến hình thức và nội dung thi tuyển; thời gian và địa điểm thi.

Chi tiết liên hệ: Ban Tổ chức cán bộ – TTXVN, ĐT: 04.39330541, hoặc xem trên Báo Thể thao và Văn hóa, Báo Tin tức, Báo điện tử VietnamPlus và Truyền hình thông tấn của TTXVN.

HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG


[Giáo dục -Báo TTVH] - THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức tuyển dụng 55 chỉ tiêu vào làm việc tại các đơn vị trực thuộc. Tiêu chuẩn chung đối với tất cả các chứ...

Trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. PV Báo Thanh Niên đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) xung quanh những đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh năm nay.


Hai thay đổi lớn

* Thưa ông, dự kiến kỳ thi tuyển sinh năm nay sẽ có nhiều thay đổi so với các năm trước. Vậy những thay đổi đó là gì và bao giờ quy chế tuyển sinh sẽ được ban hành?

- Năm nay, chủ trương về tuyển sinh ĐH, CĐ có nhiều đổi mới. Bộ đã công bố các dự thảo liên quan để lấy ý kiến của xã hội và của các cơ quan liên quan. Đến chiều ngày 4.3, Bộ đã nhận được đầy đủ các ý kiến đóng góp cho các dự thảo đổi mới này. Về cơ bản, các ý kiến đều đồng thuận với chủ trương của Bộ. Vì vậy, trong tuần này Bộ sẽ ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Sẽ có hai thay đổi lớn trong quy chế tuyển sinh là việc cho phép các trường thực hiện tuyển sinh riêng và sửa đổi chính sách ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực.

* Sẽ có nhiều thay đổi về việc tuyển sinh riêng và chính sách ưu tiên khu vực không, thưa ông?

- Về quy định tuyển sinh riêng cơ bản giống như dự thảo đã công bố. Năm 2014, các trường được tự chủ tuyển sinh. Những trường có đề án tuyển sinh riêng phù hợp với các quy định của Bộ như: Có ngưỡng đảm bảo chất lượng; được dư luận đồng tình ủng hộ; không để phát sinh hiện tượng các tổ chức của trường và cá nhân tổ chức luyện thi; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh dự thi, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch… thì sẽ được tự chủ tuyển sinh. Sau khi công bố quy chế tuyển sinh, Bộ sẽ đồng thời xác nhận những đề án tuyển sinh riêng phù hợp với quy định để các trường triển khai. Việc này sẽ được thực hiện trước ngày 10.3 năm nay.



Học sinh ở Gia Lai đặt câu hỏi trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức đầu tháng 3 - Ảnh: Nguyễn Tập

Việc sửa đổi chính sách ưu tiên đối tượng và khu vực cũng vẫn như dự thảo đã ban hành. Bộ đã bổ sung thêm nhiều đối tượng ưu tiên nhằm đảm bảo công bằng và phù hợp với chính sách của nhà nước như: người khuyết tật nặng; con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh… Đặc biệt, quy chế sẽ sửa đổi khu vực ưu tiên đối với đối tượng 01 nhằm ưu tiên những người thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhiều ngành được phép tuyển sinh lại

* Vừa qua Bộ đã quyết định bỏ điểm sàn trong kỳ thi 3 chung, vậy quy chế tuyển sinh sẽ được sửa đổi như thế nào về việc này?

- Điểm sàn trong tuyển sinh sẽ được thay đổi bằng các tiêu chí khác. Vì vậy, quy chế tuyển sinh mới sẽ chỉ sửa đổi về mặt chữ nghĩa. “Điểm sàn” sẽ được thay thế bằng “Những tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào”. Những tiêu chí này sẽ được Bộ công bố sau nhưng các trường phải dựa vào các tiêu chí này để tuyển sinh thay cho việc chỉ căn cứ vào điểm sàn như trước đây. Những trường có đề án tuyển sinh riêng cũng sẽ thay tiêu chí điểm sàn bằng các tiêu chí mới mà Bộ sẽ ban hành.

* Ông có thể cho biết vì sao trong vòng hơn một tháng mà Bộ cho phép 62 ngành được đào tạo lại trong số 207 ngành bị dừng tuyển sinh?

- Sau khi Bộ công bố dừng tuyển sinh, nhiều trường đã có báo cáo giải trình. Bộ đã rà soát lại báo cáo của các trường và cho phép 62 ngành được tuyển sinh trở lại ngay từ năm 2014. Trong số này có những ngành được phép tuyển sinh lại do những điều kiện đặc thù, một số ngành do trường báo cáo trước đó chưa chính xác, một số ngành do đã bổ sung được đội ngũ giảng viên theo quy định…

Vũ Thơ (thực hiện)


[Giáo dục -Thanh Niên] - Nhiều thay đổi về chính sách ưu tiên tuyển sinh

Trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. PV Báo Thanh Niên đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ả...

(Baodautu.vn) Sự hợp tác giữa ba bên Samsung Electronics Việt Nam, Trung tâm Đào tạo kỹ năng Samsung và Tổng cục Dạy nghề được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả cao cho Việt Nam tại Kỳ thi Tay nghề Thế giới lần thứ 43, năm 2015.


Công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Trung tâm Đào tạo kỹ năng Samsung Hàn Quốc và Tổng cục Dạy nghề ngày 4/3/2014 đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về việc tài trợ cho thí sinh Việt Nam tham dự Hội thi Tay nghề Thế giới lần thứ 43 năm 2015, sẽ diễn ra từ ngày 11 -16/8/2015 tại thành phố Saul Paulo, Brazil.


SEV, Trung tâm Đào tạo kỹ năng Samsung ký MOU
với Tổng cục Dạy nghề

Theo MOU, SEV sẽ trực tiếp lựa chọn thí sinh từ kỳ thi Tay nghề Quốc gia lần thứ VIII năm 2014 ở hai nghề Thiết kế kỹ thuật cơ khí - CAD và Giải háp phần mềm công nghệ thông tin.

Các thí sinh này sẽ được đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng Samsung trong vòng 1 năm nhằm chuẩn bị cho việc tham dự Kỳ thi Tay nghề thế giới năm 2015.

Ngoài thí sinh đại diện cho Việt Nam, SEV còn hỗ trợ Ban giám khảo của hai nghề nói trên tham gia khóa huấn luyện 3 tháng tại Hàn Quốc trước khi Kỳ thi diễn ra.

Các chi phí ăn ở, đi lại khi tham dự Kỳ thi cũng sẽ được Samsung tài trợ.

"Chúng tôi sẽ hỗ trợ một cách tích cực để các thí sinh đại diện cho Việt Nam được đào tạo và huấn luyện ở Hàn Quốc về các công nghệ tiên tiến, nhằm hiện thực hóa ước mơ và tạo ra những thành tích vượt trội tại Kỳ thi Tay nghề Thế giới 2015", ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Khu tổ hợp Samsung (Samsung Complex) phát biểu.

Trong khi đó, ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cũng đã bày tỏ kỳ vọng, với sự hỗ trợ của Samsung, các thí sinh của Việt Nam sẽ đạt giải cao tại kỳ thi nói trên.


[Giáo dục -Báo Đầu tư] - Samsung đưa thí sinh Việt đi thi tay nghề thế giới

(Baodautu.vn) Sự hợp tác giữa ba bên Samsung Electronics Việt Nam, Trung tâm Đào tạo kỹ năng Samsung và Tổng cục Dạy nghề được kỳ vọng sẽ ma...

Đợt kiểm tra các ngành đào tạo của Bộ mục đích không phải chỉ ở việc dừng tuyển sinh mà nhằm cảnh báo các trường về chất lượng, số lượng đội ngũ giảng viên, các điều kiện quan trọng để đảm bảo lượng giáo dục đại học.


Việc dừng các ngành đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và đào tạo) cho biết khi trao đổi với phóng viên:

“Bộ Giáo dục và đào tạo đã nhận được báo cáo giải trình của gần 30 trường kèm theo minh chứng với đề nghị được tuyển sinh trở lại của các trường. Tuy nhiên, qua rà soát Bộ thấy xuất hiện giảng viên ký hợp đồng làm giảng viên cơ hữu cùng lúc ở nhiều trường khác nhau, trường hợp này Bộ chưa chấp nhận.”

Theo ông Tuấn, nhiều trường đã có động thái tích cực cơ cấu lại những ngành đào tạo cho hợp lý, tuy nhiên, kết quả rà soát lại báo cáo của các trường lần này vẫn cho thấy số lượng giảng viên “ảo” không ít và có hiện tượng một giáo sư, tiến sĩ đứng tên làm giảng viên cơ hữu ở 2-3 trường khác.

Bên cạnh đó, nhiều trường đã tuyển dụng được một số thầy cô giáo đáp ứng được yêu cầu, tiêu chí đặt ra của Bộ. Chẳng hạn một số ngành đã có thầy cô giáo đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ở đúng ngành đào tạo.

Nhiều thầy cô giáo trong thời gian vừa qua đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ và đã nhận được bằng, bổ sung thêm lực lượng giảng dạy cho một số nhà trường. Cũng có một số nhà trường đã báo cáo thực tế không đúng, và Bộ đã cho các trường đó được phép rà soát và báo cáo lại với Bộ.

Ông Tuấn giải thích: “Đối với những trường có đặc thù riêng như khối văn hóa – nghệ thuật, Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép các trường tính giảng viên cơ hữu đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đúng ngành đã nghỉ hưu, mà có hợp đồng dài hạn, hoặc làm việc toàn phần với cơ sở đào tạo đó.”

Riêng các trường báo cáo không đúng thực tế, Bộ yêu cầu nhà trường rà soát từng thầy cô giáo đang giảng dạy, trình độ và có những cơ sở minh chứng đầy đủ để Bộ xem xét. Trên cơ sở báo cáo lần hai của các trường, Bộ sẽ xem xét từng ngành cụ thể để cho phép tiếp tục tuyển sinh trở lại ngay.

Đặc biệt là công tác thông tin báo và chia sẻ thông tin báo cáo cũng là một vấn đề. Bộ chấp nhận báo cáo giải trình và minh chứng của các nhà trường, còn sau này, Bộ tiếp tục thanh kiểm tra, hậu kiểm mà các trường báo cáo không đúng thì các trường phải chịu trách nhiệm.

Ông Tuấn lý giải thêm: “Trong quá trình kiểm tra, Bộ đã nhận được ý kiến phản ánh của các thầy cô giáo thực tiễn về đội ngũ của nhà trường đó, đội ngũ giáo viên của nhà trường A, trường B chưa đúng, chưa đủ cần phải bố trí lại. Như vậy, chúng ta đã tạo ra một đội ngũ giám sát của các thầy cô giáo, của các em sinh viên, xã hội có ý kiến… đến cơ quan quản lý nhà nước giám sát.”

Theo ông Tuấn, đây không phải là lần đầu tiên Bộ có quyết định dừng tuyển sinh, mà qua các đợt kiểm tra rà soát từ năm 2010 và năm 2012, Bộ đã thu hồi quyết định đào tạo của 57 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, dừng tuyển sinh 161 ngành/chuyên ngành thạc sĩ không đủ giảng viên cơ hữu.

“Qua việc cấp lại 62 ngành đào tạo lần này, chúng ta phải rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác nhà nước về quản lý giáo dục đại học chúng tôi đã có những đổi mới để giám sát các trường chặt chẽ hơn trong các ngành đào tạo.” – Ông Tuấn cho hay.

Theo Infonet

[Giáo dục -BizLive] - Bộ Giáo dục lý giải việc cấp trở lại 62 ngành đào tạo

Đợt kiểm tra các ngành đào tạo của Bộ mục đích không phải chỉ ở việc dừng tuyển sinh mà nhằm cảnh báo các trường về chất lượng, số lượng đội...

Gần đây, có một số ý kiến cho rằng học sinh không thi môn Lịch sử là quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Tôi nghĩ học lịch sử không phải để thi, mà là để tích lũy vốn kiến thức làm người.

Tôi xin kể câu chuyện về con gái mình đối với môn Lịch sử .

3 năm đầu học THCS, năm nào cháu cũng dự thi và đạt học sinh giỏi cấp huyện hai môn, đạt mức tối đa về môn thi theo quy định.


Phóng to

Vào học lớp 9 được một thời gian, một hôm cháu nói với tôi: Nơi này nơi khác nhận định chúng con không chịu học lịch sử, dốt lịch sử. Năm nay con quyết định thi học sinh giỏi môn Lịch sử.

Và năm đó, không phải chỉ đạt học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9, cháu còn đứng đầu kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh bộ môn này.

Sau kỳ thi, hai chuyên gia bộ môn Lịch sử của ngành Giáo dục tỉnh tư vấn cho gia đình hướng cháu thi vào lớp chuyên Sử của trường THPT chuyên để cháu có điều kiện tiếp tục phát huy được khả năng của mình.

Tôi đem ý kiến của hai thầy trao đổi lại với con gái. Nhưng cháu thưa lại với tôi: Con thi học sinh giỏi môn Lịch sử là để chứng minh thế hệ chúng con luôn yêu mến lịch sử, yêu mến quê hương, đất nước mình.

Còn học để lập nghiệp, con sẽ cố gắng học giỏi môn Tiếng Anh , Toán và Ngữ văn để thi vào kinh tế đối ngoại. Tuy con không theo con đường nghiên cứu lịch sử, nhưng nếu làm kinh tế đối ngoại, con luôn cần sự bổ trợ của kiến thức lịch sử, con rất mong sẽ được hai thầy giúp đỡ.

Sau đó, cháu thi và vào học lớp chuyên tiếng Anh của trường THPT chuyên, rồi thi và vào học ở Khoa Kinh tế đối ngoại của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Cho đến bây giờ, trên giá sách của cháu luôn có nhiều sách về lịch sử, không phải chỉ của lịch sử Việt Nam mà còn của cả lịch sử thế giới.

Theo Giáo dục và Thời đại


[Giáo dục -Đời sống & Pháp luật] - Môn Lịch sử và con gái tôi

Gần đây, có một số ý kiến cho rằng học sinh không thi môn Lịch sử là quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Tôi nghĩ học lịch sử không phải để t...

LTS: Xóa đói, giảm nghèo được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những thành công nhất của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số nhận xét cho rằng, công tác xóa đói, giảm nghèo còn nhiều bất cập; rằng nhiều nơi mới chỉ chăm chăm cho dân "con cá" chứ chưa cho "cần câu", và nếu có cho "cần câu" cũng phải tạo ra nhiều ao, hồ có "cá"; rằng bộ máy phục vụ cho công tác này chồng chéo, cồng kềnh, tiêu tốn nhiều tiền của nên đồng tiền thực chất đến tay người nghèo không còn bao nhiêu...?


Ông Nghĩa - một người dân được cấp trâu từ chương trình 30a - nhưng đến nay trâu bị bệnh, ông phải chuyển qua nuôi lợn. Ảnh: A.T

Để tìm hiểu sự thật, các PV Báo Lao Động đã trực tiếp "thị sát" một số địa phương được cho là nghèo khó nhất nước, với mong muốn công tác xóa đói, giảm nghèo phải đi vào thực chất, giúp đồng bào xóa nghèo một cách vừa nhanh chóng, vừa bền vững, căn cơ.

Bài 1:

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các huyện nghèo: Lấy thúng úp voi

Mỗi năm, một huyện nghèo chỉ được cấp trên dưới 400 triệu đồng để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nguồn vốn lại thường chậm trễ nên chẳng khác gì lấy thúng úp voi. Các trung tâm dạy nghề ở các huyện nhìn bề ngoài rất hoành tráng, nhưng “ruột” thì vẫn còn trống rỗng, học viên cơ bản vẫn là học chay. Học nghề mà không sống được bằng nghề.

Hoành tráng phần vỏ

Trung tâm Dạy nghề huyện Kỳ Sơn được đưa vào sử dụng từ năm 2012, với tổng mức đầu tư lên đến 9 tỉ đồng. Bà con kỳ vọng những nghề được học sẽ giúp họ nhanh chóng xóa nghèo, như tin học văn phòng, dệt thổ cẩm, đan lát, mộc dân dụng, cơ khí, sửa chữa xe máy, may mặc... Tuy nhiên, từ tháng 6.2013, các phòng học của trung tâm ở trong tình trạng “nghỉ đông” vì không mở thêm được lớp nghề. Trong khi đó, nhu cầu xin học nghề tại trung tâm lại rất lớn. Em Xồng Bá Lông (ở bản Trường Sơn xã Nậm Cắn) tâm sự: “Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên em đã xin vào học nghề ở trung tâm dạy nghề của huyện để sớm có việc làm phụ giúp bố mẹ, nhưng gần nửa năm qua mà vẫn không được bố trí học”.

Ông Moong Thanh Nghệ - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Kỳ Sơn - thừa nhận: “Năm 2013 số học sinh đăng ký học tại đơn vị lên đến 15 lớp (30 học sinh/lớp) nhưng trung tâm chỉ mở được 7 lớp. Vì tỉnh chỉ cấp có 400 triệu đồng tiền đào tạo nên trung tâm chỉ mở được chừng đó lớp. Giờ không có tiền nên chúng tôi đành chịu bó tay ngồi không. Học sinh đến đăng ký cũng chịu, không thể mở thêm lớp được”. Cũng theo ông Nghệ, việc triển khai số lớp học tại trung tâm phụ thuộc vào kinh phí và chỉ tiêu tỉnh giao hằng năm.

Ở huyện Tương Dương, trung tâm dạy nghề cũng được đầu tư xây dựng to đẹp, đàng hoàng. Nhưng, trong 8 phòng học thì chỉ có duy nhất 1 phòng được trang bị bàn ghế, còn lại vẫn đang trống hoác. Ông Trần Văn Thông - Giám đốc trung tâm - cho biết: Đến chỗ ngồi làm việc của giám đốc cũng đang phải kê tạm, nói chi đến các thứ khác. Nhưng, căng nhất là thiết bị phục vụ đào tạo nghề. Một trung tâm lớn như thế mà chỉ có mấy chiếc máy khâu cũ kỹ, vài bộ mô hình xe máy đã hết khấu hao từ lâu. Cũng theo ông Thông, trung tâm phải về tại bản để mở các lớp học chăn nuôi, trồng trọt cho dân, còn các nghề phi nông nghiệp thì còn ì ạch lắm. Ông nói: Ở Tương Dương vẫn có nơi chưa có đường giao thông vào bản, vậy thì học sửa xe máy xong cũng chẳng để làm gì; có nơi chưa có điện, học nghề điện dân dụng chỉ tổ vô ích, rồi một số nghề khác nữa, phần lớn học viên học xong đều không có điều kiện hành nghề.

Hào hứng với nghề nông

Đúng như lời ông Thông, bất kỳ ở xã nào của huyện Tương Dương, bà con đều rất hào hứng học nghề chăn nuôi lợn. Ở bản Chắn, chị Lô Thị Quanh rất vui: “Trước đây nhà không chăn nuôi chi cả, chỉ biết làm rẫy thôi. Sau khi được học 3 tháng, cả 32 người theo học đồng loạt chăn nuôi lợn. Nhà ta hai năm nay đều xuất chuồng 3 lứa lợn mỗi năm. Tính ra mỗi năm cũng lãi được chục triệu đồng, mừng lắm”.

Chị Lô Thị Nhung - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân bản Chắn - cũng cho biết: Bà con rất hào hứng với nghề chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Trong ba tháng trời theo học, lớp học tự mua lợn để nuôi chung, để ai cũng có điều kiện thực hành nên bà con rất hồ hởi.

Ở bản Mác, chị Vy Thị Hoa tuy đã được học nghề dệt thổ cẩm và đã làm nghề thành thạo, nhưng vẫn có nguyện vọng được học thêm nghề chăn nuôi. Chị nói: Nghề dệt chỉ làm khi nông nhàn thôi nên ta muốn được học thêm nghề nuôi lợn, nuôi gà để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Có sức khỏe thì nên làm thêm nhiều việc.

Ông Vi Văn Tỷ - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Giám - đã rất vui: Nghề nuôi lợn và trồng rau ở xã chúng tôi phát triển lắm, bà con rất hào hứng. Nhưng các lớp học nghề chủ yếu là dạy cho phụ nữ, tôi rất muốn có những lớp đào tạo nghề cho nam giới, như mộc, nề. Nếu được đào tạo, đối với người lớn tuổi, họ có thể làm nghề ngay tại địa phương hoặc vùng lân cận; với thanh niên thì có nghề để đi lao động xa hơn, nhất là đi xuất khẩu lao động.

Chúng tôi đã mang những tâm tư của bà con đến gặp Trưởng phòng LĐTBXH huyện Tương Dương, ông Kha Đình Phê tỏ ra đã nắm rất chắc. Ông cho rằng, hiệu quả nhất hiện nay của đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn là những nghề chăn nuôi, trồng trọt, còn các nghề khác thì không mấy ai hào hứng học, và có học xong cũng rất khó mà sống được bằng nghề. Và điều mà ông Phê trăn trở nhất hiện nay là công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) đối với con em của các huyện nghèo.

Ông cho biết: Từ năm 2010 đến nay, cả huyện có 120 thanh niên đi XKLĐ sang Malaysia. Số này được các công ty XKLĐ về tuyển, học tiếng, học định hướng nghề ở đâu đâu huyện không giám sát được. Các cháu phần lớn tay nghề thấp nên sang làm việc lương cũng thấp, tiếng xấu đồn về, thế là lứa sau không muốn đi nữa. Mà ngay các Cty XKLĐ cũng không muốn tuyển đối tượng thuộc các huyện nghèo, vì thủ tục thanh quyết toán rườm rà, lợi nhuận thấp. Chưa kể những rủi ro của tư tưởng vô kỷ luật như bỏ học, bỏ việc...

Đoạn ông Phê tâm sự: "Nói thật với anh, mấy thị trường hấp dẫn như Nhật Bản, Hàn Quốc thì còn lâu mới đến lượt con em chúng tôi. Phần vì do các thị trường đó đòi hỏi trình độ tay nghề cao, ngoại ngữ tốt, nhưng phần nữa cũng có các lý do khác". Ông kể: Có chương trình đi lao động tại Nhật Bản, huyện chúng tôi được phân một số chỉ tiêu, trên tỉnh gửi hồ sơ về và yêu cầu phải nộp hồ sơ trong vòng 5 ngày, 7 ngày. Anh thấy đấy, từ huyện đi vào các xã đã mất cả mấy ngày đường, chưa kể về đến bản, rồi các cháu qua bao nhiêu khâu, bao nhiêu ngày mới làm xong một bộ hồ sơ XKLĐ. Thời hạn đánh đố thế thì ai mà làm kịp được, thế là đành phải trả lại hồ sơ. Chúng tôi vẫn biết, các chỉ tiêu đó sẽ có người khác thế vào để đi, không ai bỏ không đâu. Cuối cùng, theo ông Phê, thì cần quan tâm và ưu tiên nhiều hơn nữa để con em dân tộc, con em các huyện nghèo có cơ hội được đi XKLĐ, đặc biệt là đến các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản...


[Giáo dục -Lao Động] - Chuyện xóa đói, giảm nghèo ở một số địa phương: Cho dân “cần câu” nhưng phải tạo môi trường “nhiều cá“

LTS: Xóa đói, giảm nghèo được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những thành công nhất của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, gần...

(Tin tức giải trí) - Một chút yêu thương, đại dương hạnh phúc…

Chàng sinh viên theo đuổi gu thời trang đa phong cách Sinh viên Văn Lang 'ăn đứt' ngọc nữ Hà Tăng

Nhân vật khách mời của buổi giao lưu là anh Nguyễn Đức- người em trong cặp song sinh dính liền Việt- Đức và đã được phẫu thuật tách rời nhau vào năm 1988.


Được lắng nghe những câu chuyện về cuộc đời của anh, chúng tôi- thế hệ trẻ của đất nước thật sự vô cùng nể phục con người này. Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, anh vẫn phải luôn mang trên người những khuyết tật - đó chính là hậu quả do chất độc màu da cam - nỗi ác mộng của những năm tháng chiến tranh để lại cho dân tộc Việt Nam.

Anh đã kể cho chúng tôi nghe về ca phẫu thuật năm đó- cột mốc đã giúp cho anh có thể tiếp tục được có mặt trên cuộc đời này, những khó khăn mà người khuyết tật như anh phải đối mặt. Nhưng đối với anh, anh vẫn còn may mắn hơn bao nhiêu người khác, anh luôn cảm thấy vui và lạc quan với cuộc sống này…

“Nếu như nghĩ quẩn, mọi việc ta làm sẽ chẳng ra sao cả”

Cuộc đời cho anh những gì, anh đều tôn trọng và chấp nhận nó, tuy khuyết tật về thân thể nhưng anh không hề "khuyết tật về lí trí". “Sẽ phấn đấu và tiếp tục phấn đấu” là mục tiêu mà anh đã luôn đặt ra cho bản thân, anh phấn đấu không chỉ vì bản thân mà để giúp đỡ cho những mảnh đời khác kém may mắn hơn mình, có như thế cuộc sống này với anh mới thanh thản và vui vẻ hơn được.


Những ánh mắt hướng về câu chuyện của nhân vật khách mời- với tất cả sự ngưỡng mộ nghị lực của anh.

Cuộc đời này đã không bất công với anh, anh đã có cho riêng mình một gia đình hạnh phúc: người vợ hiền và hai đứa con ngoan.

Các bạn sinh viên rất hào hứng khi được trò chuyện và đặt cho anh Đức những câu hỏi.

Được gặp và trò chuyện với anh, có lẽ đã giúp cho các bạn sinh viên có thêm những bài học đáng giá về cuộc sống này, anh Đức có thể sống và phấn đấu, thế thì chúng ta - may mắn hơn anh và nhiều người khác rất nhiều, cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa không chỉ vì bản thân mà còn vì xã hội, sống cho thật ý nghĩa và có ích cho đời.

Tiếp nối với kỉ lục VÒNG ÔM LỚN NHẤT Ngoại Thương 2014, buổi giao lưu năm nay tiếp tục với hoạt động FREE HUGS- Mình ÔM nhau đi!!! Để tạo kỉ lục VÒNG ÔM mới, hoạt động này đã thu hút được đông đảo các bạn sinh viên tham gia…

ÔMcho cuộc sống này thêm đẹp, ÔM cho chúng ta được gần nhau hơn, ÔM để có thể sẻ chia và yêu thương,…


ÔM, ÔM nữa và ÔM mãi.

Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều niềm vui và hạnh phúc, thế nên hãy đối mặt với nó bằng những nụ cười và những cái ÔM.

Buổi giao lưu tiếp tục nhận được thêm nhiều quyên góp từ các bạn sinh viên, các em nhỏ- mang trong mình di chứng dioxine sẽ có thêm chút ấm áp từ những tấm lòng thiện nguyện của các bạn.

Buổi giao lưu khép lại nhưng để lại đâu đó những dư âm trong lòng của mọi người, đó là hình ảnh của Anh - với tất cả niềm lạc quan và nghị lực trong cuộc sống, đó là hình ảnh của các bạn sinh viên cùng trao những cái ÔM thật chặt và gắn kết với nhau và còn đó những tấm lòng hướng về những mảnh đời bất hạnh.

VÒNG ÔM 2014, còn những hoạt động nào đang chờ đợi chúng ta? Đó là hành trình đến thăm mái ấm - nơi những đứa trẻ mang trên người di chứng chất độc màu da cam được nuôi dưỡng và chở che, hành trình đến với nơi biên cương đầu sóng - nơi các chiến sĩ đang trên mang trên vai nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc. Hãy tiếp tục đồng hành cùng các hoạt động sắp tới của dự án VÒNG ÔM 2014 nhé các bạn!

Dự án cộng đồng VÒNG ÔM 2014 do Đoàn trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II TP.HCM tổ chức nhằm hướng sinh viên đến các giá trị nhân văn và giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, kém may mắn trong xã hội. Mọi thông tin về Dự án sẽ được cập nhật liên tục trên các site sau:

Fanpage Đoàn trường Ngoại Thương CSII: www.facebook.com/doanthanhnienFTU2

Kênh truyền thông FTU Zone: www.ftuzone.com

Facebook ban Tư tưởng - Văn hóa: www.facebook.com/banttvh

Forum trường ĐH Ngoại Thương CSII: www.ftu2.com


[Giáo dục -Báo Đất Việt] - Cảm xúc của Ngày hội Nối Vòng Ôm Lớn 2014

(Tin tức giải trí) - Một chút yêu thương, đại dương hạnh phúc… Chàng sinh viên theo đuổi gu thời trang đa phong cách Sinh viên Văn Lang ...

Ngày 5/3, trường Đại học Đông Á và khu du lịch 4 sao Sandy Beach Non Nuoc Resort (Đà Nẵng) đã ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch cung ứng cho các resort, khách sạn cao cấp trên địa bàn

Đây là lần thứ 2 biên bản hợp tác được hai bên ký kết, tiếp sau thành công của việc liên kết tổ chức các học kỳ đi làm hưởng lương và tuyển dụng sinh viên ngành du lịch Đại học Đông Á vào làm việc tại Sandy Beach Non Nuoc Resort và hệ thống resort 4 sao trở lên ở miền Trung được ký kết từ năm 2012 đến nay. Mục tiêu là đẩy mạnh việc cung ứng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao làm việc trong các resort, khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng và miền Trung, hiện mới chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu.

Ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch giữa Đại học Đông Á và khu du lịch 4 sao Sandy Beach Non Nuoc Resort (Đà Nẵng) - Ảnh: HC

Theo đó, Sandy Beach Non Nuoc Resort đồng ý hợp tác trong chương trình “học kỳ đi làm”, đưa sinh viên trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp của Đại học Đông Á. Trong thời gian 3 tháng, Sandy Beach Non Nuoc Resort sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm việc và ưu tiên tuyển dụng sinh viên các ngành du lịch, kế toán - tài chính, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ của trường này vào làm việc bán thời gian hưởng lương và toàn thời gian tại khu du lịch của mình. Đồng thời sẽ tham gia góp ý chương trình đào tạo, tham dự các hội thảo khoa học, ngày hội việc làm do Đại học Đông Á tổ chức.

Phía Đại học Đông Á sẽ cử giảng viên giảng dạy tiếng Anh, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Sandy Beach Non Nuoc Resort; giới thiệu văn hóa Việt Nam cho du khách và tham gia các hoạt động, sự kiện khác theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời nhà trường sẽ liên tục cải tiến và cập nhật chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp.


Sinh viên ngành du lịch Đại học Đông Á vui mừng nhận giấy chứng nhận của Sandy Beach Non Nuoc Resort sau khi hoàn thành "học kỳ đi làm" tại khu du lịch này (Ảnh: HC)

Tiến sĩ Thái Quang Thuận, Trưởng khoa Kinh tế du lịch Đại học Đông Á cho hay, trong các nơi mà sinh viên Đại học Đông Á đến thực tập thì Sandy Beach Non Nuoc Resort là nơi mà sinh viên khó nhận được giấy chứng nhận nhất nếu không nỗ lực hết mình rèn luyện tay nghề để chuẩn bị bước vào thị trường lao động. Nhờ vậy mà qua hai năm 2012 – 2013 hợp tác triển khai “học kỳ đi làm” tại Sandy Beach Non Nuoc Resort, đã có trên 80% sinh viên có việc làm ngay sau khi kết thúc kỳ học.

Riêng tại Sandy Beach Non Nuoc Resort, ông Tổng quản lý Vatthanachai Phipathongpant cho biết, qua thẩm định rất khắc khe, nghiêm túc của các trưởng bộ phận qua quá trình thực tập của các sinh viên, đã có 8 sinh viên du lịch Đại học Đông Á được nhận vào làm lễ tân, buồng, bàn, bếp của khu du lịch này.

“Chúng tôi rất hài lòng về sự thể hiện của họ trong công việc. Việc ngày càng có nhiều tên tuổi lớn trên thế giới đầu tư vào ngành du lịch Đà Nẵng chứng tỏ họ rất tự tin vào sự thành công ở đây. Sandy Beach Non Nuoc Resort hiện cũng đang mở rộng giai đoạn 2, nâng từ 118 lên 200 phòng và nâng số lượng nhân viên từ gần 200 hiện nay lên gấp đôi vào năm 2015. Do vậy, các bạn sinh viên du lịch hoàn toàn có thể yên tâm vào việc làm của mình ngay tại TP đầy tiềm năng du lịch này!” – ông Vatthanachai Phipathongpant nói.


HẢI CHÂU


[Giáo dục -Infonet] - Đà Nẵng: Hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Ngày 5/3, trường Đại học Đông Á và khu du lịch 4 sao Sandy Beach Non Nuoc Resort (Đà Nẵng) đã ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành...

Tháng 3 âm lịch (năm nay rơi vào tháng 4 dương lịch) là thời điểm thời tiết ấm áp, khô ráo, khi những cơn mưa phùn đã ngừng và cái nồm ẩm đã không còn, người dân trên khắp cả nước lại có dịp tham gia vào những lễ hội đặc sắc trên khắp mọi miền của tổ quốc.

1. Giỗ tổ Hùng Vương

Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (Lễ hội Đền Hùng) là một trong những lệ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Người dân trên khắp cả nước đều đổ dồn về đây để tưởng nhớ những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc.




Lễ hội được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.




Đặc điểm của lễ hội đền Hùng đó là phần lễ thường nặng hơn phần hội. Phần lễ bao gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương, được tổ chức đồng thời vào ngày chính hội. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
2. Lễ hội điện Hòn Chén (Huế)




Lễ hội điện Hòn Chén được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch (lần lượt là xuân tế và thu tế) hàng năm tại sườn núi Ngọc Trản, làng Ngọc Hồ, thị các Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Điện Hòn chén là nơi suy tôn thành mẫu Thiên Y A Na, là Thần Mẹ Xứ Sở theo truyền thuyết Chăm, là thần đã sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quý, lúa, bắp và dạy dân cách trồng trọt.




Lễ hội Hòn Chén diễn ra rất sôi nổi và mang đậm những màu sắc của lễ hội truyền thống. Từ lễ tế đến lễ rước đều được tổ chức rất long trọng, với những hoạt động thâu đêm, khiến con sông Hương vốn yên bình lại trở sôi nổi với âm nhạc, những cuộc hầu đồng, hầu bóng. Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu.

3. Lễ hội đua voi (Tây Nguyên)

Hội đua voi là lễ hội mang đậm màu sắc truyền thống của đồng bào các dân tộc ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Diễn ra 2 năm một lần vào tháng 3 âm lịch và chỉ tổ chức trong đúng một ngày, hội đua voi là hoạt động bạn không nên bỏ qua nếu ghé thăm miền đất đỏ Tây Nguyên vào thời gian này. Theo người dân ở đây, tháng 3 âm lịch là thời điểm thời tiết khô ráo, nắng đẹp, là tháng của những con ong rừng đi lấy mặt và là khởi đầu cho một mùa nương rẫy, là thời điểm đẹp nhất cho một lễ hội sôi động.




Tuy chỉ tổ chức trong một ngày, nhưng hội đua voi còn bao gồm rất nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc khác như: lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi, lễ ăn trâu mừng mùa (lễ đâm trâu), lễ cúng lúa mới (lễ mừng mùa), văn hóa cồng chiêng... để cầu mong cho sự bắt đầu của một mùa vụ mới tốt tươi, đạt năng suất cao, mang lại no ấm cho buôn làng.




Hội đua voi được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, với rất nhiều các cuộc đua sôi động như: voi chạy tốc độ, voi bơi vượt sông Sêrêpốk, voi đá bóng. Số lượng tham gia từ 15 – 18 con voi.

4. Lễ hội Cố đô Hoa Lư

Lễ hội Cố đô Hoa Lư thường diễn ra trong ba ngày từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm tại khu di tích đền vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.




Tham gia vào lễ hội cố đô Hoa Lư, bạn chắc chắn không thể bỏ qua lễ thả hoa đăng trên sông Sào Khê, hay trực tiếp chứng kiến những lễ tế đậm chất truyền thống, xem những cuộc thi đấu vật sôi động, hay trực tiếp hòa mình vào đêm khai hội để được xem vở kịch về hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, đồng thời tái hiện khung cảnh cờ lau tập trận nổi tiếng.




Trong không gian của lễ hội, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hai đền thờ đã có hàng trăm năm lịch sử của vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, cũng như nghe những vị cao niên kể những câu truyện truyền kì về cuộc đời của hai vị hoàng đề tài năng này. Bên cạnh đó bạn có thể leo lên ngọn nũi Mã Yên để thăm khu lăng mộ và ngắm nhìn khung cảnh tuyệt vời của non nước Hoa Lư, Ninh Bình.

5. Lễ hội Đền Mẫu (Hưng Yên)

Đền Mẫu, tên gọi khác là Hoa Dương Linh Từ hay đền Mậu Dương nằm ở phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên, nằm trong khu di tích Phố Hiến. Ngôi đền thờ bà Dương Quý Phi - vợ vua Tống (Trung Quốc thế kỷ 13), là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.

Để giữ trọn khí tiết, lòng thủy chung với vua và trung thành với tổ quốc, bà đã nhảy xuống biển tự tận khi bị giặc Nguyên Mông truy đuổi. Xác của bà không trôi theo dòng nước mà lại chảy ngược dòng và trôi dạt vào vùng Phố Hiến, được nhân dân ở đây chôn cất và lập miếu thờ.




Lễ hội đền Mẫu được diễn ra từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong hội thường diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian như; rước kiệu, múa lân, múa rồng, rước nước... rất long trọng và được diễu qua nhiều đường phố tạo nên một không khí tưng bừng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hyo (Depplus.vn/MASK)

[Văn hóa-Đẹp Plus] - Vòng quanh mùa lễ hội rực rỡ tháng 4

Tháng 3 âm lịch (năm nay rơi vào tháng 4 dương lịch) là thời điểm thời tiết ấm áp, khô ráo, khi những cơn mưa phùn đã ngừng và cái nồm ẩm đã...

(ĐSPL) - Cuối tuần qua, kiện tướng Dancesport Khánh Thi đã có mặt tại Đà Nẵng để tham gia một sự kiện được tổ chức ở đây.


Khánh Thi khoe vẻ gợi cảm trong chiếc đầm trắng xẻ đùi cao mix cùng crop - top cúp ngực đỏ nổi bật.


Đây là một trong những thiết kế của NTK Tuấn Trần. Gần đây, cô thường xuyên diện những thiết kế của NTK này và nhận được nhiều lời khen ngợi.


Gương mặt Khánh Thi cũng ngày càng xinh đẹp và trẻ trung hơn.


Khánh Thi khoe đường cong gợi cảm bên bể bơi.



Chiếc áo cúp ngực giúp Khánh Thi tôn lên vòng 1 gợi cảm.


Make up: Tín Nguyễn, Photo: Tân Đà Lạt.
NHÃ HƯƠNG

[Văn hóa-Đời sống & Pháp luật] - Khánh Thi xinh đẹp tạo dáng bên bể bơi

(ĐSPL) - Cuối tuần qua, kiện tướng Dancesport Khánh Thi đã có mặt tại Đà Nẵng để tham gia một sự kiện được tổ chức ở đây. Khánh Thi khoe vẻ...

 
Back to top!