Thế là hoàn chỉnh một "đường dây” để người Việt Nam "ưu tiên dùng hàng xách tay” tin rằng, hàng mình đặt qua một tài khoản "ảo” trên mạng là "xịn”. Giới trung lưu bây giờ, nhất là dân ngồi văn phòng ngày ngày dán mắt vào máy tính, phát cuồng vì "hàng xách tay”, suốt ngày "săn hàng” trên mạng, khoe khoang với nhau những món đồ mua được. Tới mức trong ngôn ngữ đời sống của tiếng Việt, ba chữ "hàng xách tay” bây giờ được dùng thường xuyên, cửa miệng với tư cách một tính từ. Và tới mức, facebook nhan nhản tài khoản bán hàng xách tay. Tưởng cơn khát "hàng ngoại” suốt thời bao cấp khốn khổ và suốt những năm tháng cấm vận với nhiều giai thoại đóng hàng đi, đóng hàng về của những người đi lao động ở các nước Đông Âu giữa thời buổi này đã hết. Hóa ra không phải, dù hàng nhập khẩu đã tràn ngập, dù những trung tâm thương mại ở Việt Nam cũng chẳng thua gì hàng hóa ở những trung tâm thương mại nước ngoài, cái tâm lý "xách tay” vẫn đang chế ngự. Vì cho rằng rẻ hơn một chút và "xịn” hơn, đảm bảo hơn chăng? Mà hàng xách tay ở đâu nhiều thế, nhan nhản tài khoản bán hàng trên mạng, tràn ngập phố Nguyễn Sơn và nhiều hang cùng, ngõ hẻm Hà Nội. Có liên quan gì đến cái vali to của tiếp viên hàng không vừa bị cấm không cho mang theo không? Hôm nọ, Tổng thống Mỹ mua áo của hãng Gap sản xuất ở Việt Nam cho vợ, không phải là hàng xách tay! Người lướt web |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét